Số ký hiệu văn bản

1-TTLB/BTCCBCP-TC

Loại văn bản Thông tư
Ngày ban hành 20/03/1993
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Thông tư Liên bộ Số 1-TTLB/BTCCBCP-TC ngày 20/3/1993 BTCCBCP và Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Quyết định Số 57-TTg ngày 15/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho cán bộ xã miền núi và xã có khó khăn
Cơ quan ban hành
  • Bộ Tài chính
Lĩnh vực văn bản
  • Tài chính - Kế toán
Người ký
<FONT face="Times New Roman">
<P align=center><FONT size=4><B>THÔNG TƯ LIÊN BỘ<BR><FONT size=3><b>Số 1-TT/LB ngày 20/3/1993 Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Tài chính</FONT></B><BR></FONT></FONT></P><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><B>HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 57-TTG NGÀY 15/2/1993<BR>VỀ VIỆC TRỢ CẤP CHO CÁN BỘ XÃ MIỀN NÚI VÀ XÃ CÓ KHÓ KHĂN</P></B></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>Thi hành Quyết định số 57-TTg ngày 15-2-1993 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp cho cán bộ xã miền núi và xã có khó khăn, liên Bộ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau: </P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><B>I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG</B> </P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>1. Để giảm bớt một phần khó khăn về đời sống của cán bộ xã, Quyết định số 57-TTg ngày 15-2-1993 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trợ cấp thêm hàng tháng cho cán bộ xã thuộc miền núi và những xã thực sự khó khăn mà từ trước đến nay mức sinh hoạt phí đã được cấp ở mức quá thấp.</P>
<P>2. Việc quy định trợ cấp thêm cho 16 cán bộ đang công tác Đảng, đoàn thể, chính quyền xã miền núi và xã có khó khăn là nhằm kiện toàn chính quyền cấp xã ngày một vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, Uỷ ban nhân dân các địa phương cần chủ động chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy chính quyền xã gọn nhẹ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở cơ sở. Tuyệt đối không lấy khoản trợ cấp thêm để chia đều cho số cán bộ xã hiện có, ngành tài chính chỉ trợ cấp thêm cho từng cán bộ theo tên và chức danh cụ thể nhưng không quá 16 người. </P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><B>II. ĐIỀU KIỆN CÁC XÃ, CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP VÀ MỨC TRỢ CẤP THÊM</B> </P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>1. Những xã được xác định xem xét trợ cấp thêm cho cán bộ xã theo Quyết định số 57-TTg phải là:</P>
<P>- Những xã vùng cao biên giới chưa thực hiện Quyết định số 72-HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).</P>
<P>- Những xã vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khó khăn.</P>
<P>- Những xã miền múi, trung du, đồng bằng quá nghèo và đã khai thác hết các nguồn thu giao cho xã nhưng không đủ nguồn chi trả phụ cấp sinh hoạt phí bình quân chung cho 16 cán bộ xã đang làm việc dưới 40.000đ/tháng (tổng số kinh phí sinh hoạt phí trong ngân sách xã thực hiện trong năm 1992 chia cho 16 người, chia cho 12 tháng nhỏ hơn 40.000đ).</P>
<P>2. Những cán bộ được hưởng trợ cấp thêm theo Quyết định số 57-TTg không được trợ cấp bất cứ một khoản nào khác kể cả số tiền trợ cấp của địa phương.</P>
<P>3. Mức trợ cấp thêm hàng tháng:</P>
<P>a) Đối với cán bộ xã đương chức:</P>
<P>- Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã mức tối đa 60.000 đ/tháng đảm bảo mức sinh hoạt phí hiện đang hưởng cộng với trợ cấp thêm không quá 100.000đ/tháng.</P>
<P>- Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, xã đội trưởng mức trợ cấp thêm tối đa 50.000đ/tháng đảm bảo mức sinh hoạt phí hiện đang hưởng cộng với trợ cấp thêm không quá 85.000 đ/tháng.</P>
<P>- Đối với các chức danh khác mức trợ cấp thêm tối đa 40.000đ/tháng, đảm bảo mức sinh hoạt phí hiện đang hưởng cộng với trợ cấp thêm không quá 70.000đ/tháng.</P>
<P>b) Đối với cán bộ xã già yếu nghỉ việc:</P>
<P>Những cán bộ công tác tại xã trước đây được giải quyết nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp thêm cụ thể như sau:</P>
<P>- Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được hưởng mức chênh lệch 30.000đ/tháng trừ đi mức phụ cấp hiện được hưởng hàng tháng.</P>
<P>- Các chức danh khác được hưởng mức chênh lệch 20.000đ/tháng trừ đi mức phụ cấp hiện được hưởng hàng tháng.</P>
<P>c) Xã nào đã trả mức phụ cấp sinh hoạt phí và mức phụ cấp quy định bằng mức tối đa nói trên không được tính trợ cấp thêm. </P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><B>III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC CHI TRẢ TRỢ CẤP THÊM CHO CÁN BỘ XÃ</P></B></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>1. Nguồn ngân sách để chi trợ cấp thêm cho cán bộ xã miền núi và các xã có khó khăn.</P>
<P>- Đối với các xã trong điều kiện hiện nay chưa có nguồn để chi trợ cấp thêm, thì ngân sách huyện hoặc tỉnh trợ cấp cho xã để chi trả cho cán bộ xã.</P>
<P>- Trường hợp ngân sách tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh) thuộc diện phải nhận số bổ sung ngân sách từ ngân sách Trung ương, sau khi tự sắp xếp, bố trí chi tiêu tiết kiệm nhưng không đủ chi trả cho khoản chi trợ cấp thêm cho cán bộ xã, Uỷ ban nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Tài chính để bổ sung thêm trợ cấp.</P>
<P>- Đối với các tỉnh không thuộc diện bổ sung ngân sách từ Trung ương, nhất thiết phải bố trí dành một khoản để thực hiện Quyết định số 57-TTg ngày 15/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ.</P>
<P>2. Dự toán chi về khoản phụ cấp thêm cho cán bộ xã miền núi, xã có khó khăn được lập theo biểu số 1 và 2 kèm theo Thông tư này.</P>
<P>- Việc xét duyệt số xã và danh sách cán bộ xã và mức phụ cấp thêm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị (dựa trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét và quyết định.</P>
<P>- Việc xét mức trợ cấp cho các xã để chi phụ cấp thêm cho cán bộ xã được thực hiện như sau: Đối với tỉnh còn ngân sách cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định, đối với các tỉnh không còn ngân sách cấp huyện, phòng tài chính huyện căn cứ vào dự toán của các xã để kiểm tra tổng hợp trình Sở Tài chính để xem xét và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức trợ cấp cho các xã.</P>
<P>3. Thực hiện chi trả, hạch toán và quyết toán.</P>
<P>Khoản chi trợ cấp thêm cho cán bộ xã đang làm việc và cán bộ xã già yếu nghỉ việc được chi trả trực tiếp cho từng cán bộ xã hàng tháng dựa trên danh sách đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, được đăng ký tại Phòng tài chính huyện và chi nhánh kho bạc nơi có tài khoản ngân sách xã đó giao dịch.</P>
<P>Trợ cấp thêm cho cán bộ xã của tháng 1 và 2 năm 1993, địa phương nào có nguồn ngân sách thực hiện chi trả hết một lần trong 3 tháng. Đối với các địa phương ngân sách có khó khăn cần bố trí chi trả hết cho cán bộ xã trong tháng 4 và chậm nhất là tháng 5 năm 1993.</P>
<P>Việc hạch toán và quyết toán khoản trợ cấp thêm này được phân ra 2 loại: Loại trợ cấp thêm cho cán bộ xã đương chức được hạch toán và quyết toán vào mục chi 65 ngân sách xã; Loại trợ cấp thêm cho cán bộ xã già yếu nghỉ việc hạch toán và quyết toán vào mục chi 90 ngân sách xã. </P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><B>IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</B> </P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, căn cứ vào Quyết định số 57-TTg ngày 15/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này chỉ đạo Ban tổ chức chính quyền, Sở Tài chính vật giá tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định cụ thể phạm vi các xã được phụ cấp thêm và mức trợ cấp thêm cụ thể ở địa phương và sau đó tổng hợp báo cáo về Bộ Tài chính và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để theo dõi thực hiện.</P>
<P>2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1993. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh về liên bộ để có hướng dẫn giải quyết. </P></FONT>
<TABLE cellSpacing=0 width="100%" border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD vAlign=center width="50%">
<P align=center><B><FONT face="Times New Roman" size=2><B>KT. BỘ TRƯỞNG<BR>BỘ TÀI CHÍNH<BR><B>THỨ TRƯỞNG</P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P align=center><B>Đã ký: Tào Hữu Phùng</B></FONT></P></B></B></B></TD>
<TD vAlign=center width="50%"><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><B>KT. BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN<BR>BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ<BR>PHÓ TRƯỞNG BAN</P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P align=center><B>Đã ký: Trần Công Tuynh</B></FONT></P></B></TD></TR></TBODY></TABLE>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.