<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>LUẬT<BR>BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG<BR>________________</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát triển rừng, phát huy lợi ích của rừng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>Căn cứ điều 83 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam.</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>Luật này quy định việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.</I></FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG I<BR>NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 1.</B> Rừng được quy định trong Luật này gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất nông nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đất lâm nghiệp gồm:</FONT></P>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Đất có rừng</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Đất không có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng dưới đây gọi là đất trồng rừng.</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 2.</B> Nhà nước thống nhất quản lý rừng và đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân dưới đây gọi là chủ rừng - để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tổ chức, cá nhân đang sử dụng hợp pháp rừng, đất trồng rừng được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 3.</B> Rừng tự nhiên, rừng được gây trồng bằng vốn của Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng được gây trồng trên đất được Nhà nước giao không phải bằng vốn của Nhà nước thì sản phẩm thực vật rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bỏ vốn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đối với động vật rừng, trừ những loại quý, hiếm mà Nhà nước quy định phải bảo vệ và cấm săn bắt, chủ rừng được khai thác và phát triển nguồn động vật rừng thông thường nhưng phải tuân theo quy định của Pháp luật; trong trường hợp bảo vệ, phát triển được loài quý, hiếm, chủ rừng được hưởng chính sách ưu đãi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của chủ rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 4.</B> Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản theo hướng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 5.</B> Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 6.</B> Nghiên cấm mọi hành vi hủy hoại tài nguyên rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 7</B>. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại sau đây:</FONT></P>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Rừng phòng hộ</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Rừng đặc dụng</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Rừng sản xuất</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Việc xác định các loại rừng, chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG II<BR>QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ RỪNG VÀ ĐẤT TRỒNG RỪNG</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 8.</B> Nội dung quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng bao gồm:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng đất rừng, đất trồng rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4/ Giao rừng, đất trồng rừng; thu hồi rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>5/ Đăng ký, lập và giữ sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>6/ Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm các chế độ, thể lệ đó.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>7/ Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 9.</B> Hội đồng Bộ trưởng thực hiện các việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi cả nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi địa phương mình theo quy hoạch, kế hoạch, chế độ, thể lệ của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương giúp Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 10.</B> Việc quyết định giao rừng, đất trồng rừng phải căn cứ vào:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển và sử dụng rừng, đất trồng rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Quỹ rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Yêu cầu, khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 11.</B> Thẩm quyền xác lập các khu rừng và giao rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B><I>1/ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định xác lập và giao:</I></B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia cho các ban quản lý thuộc Bộ Lâm nghiệp hoặc cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Các khu rừng sản xuất quan trọng cho tổ chức Lâm nghiệp quốc doanh trong trường hợp cần thiết.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B><I>2/ Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xác lập và giao:</I></B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia theo ủy quyền của Hội đồng Bộ trưởng, các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng địa phương cho các ban quản lý thuộc UBND cấp tỉnh; các khu rừng sản xuất ở địa phương cho tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp tư nhân theo quy hoạch của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I><B>3/ Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giao rừng sản xuất cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân theo quy hoạch của tỉnh.</B></I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương phối hợp với cơ quan quản lý đất đai cùng cấp giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và UBND các cấp trong việc giao rừng, đất trồng rừng theo quy hoạch.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 12.</B> Những diện tích rừng, đất trồng rừng chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào thì bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp tại địa phương giúp Hội đồng Bộ trưởng và UBND các cấp tổ chức quản lý và có kế hoạch từng bước đưa vào sử dụng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 13.</B> Việc giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng vào mục đích khác phải phải tuân theo quy định tại khoản 2 và điểm b, khoản 3, Điều 13 của Luật đất đai.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tổ chức, cá nhân được giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng vào mục đích khác phải đền bù, bồi hoàn giá trị của rừng, đất trồng rừng, thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng theo quy định của Pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 14.</B> Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng, đất trồng rừng đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Tổ chức bị giải thể hoặc cá nhân là chủ rừng đã chết mà không có người được tiếp tục theo quy định của Pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng, đất trồng rừng</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Trong 12 tháng liền chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, gây trồng rừng theo phương pháp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt mà không có lý do chính đáng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4/ Chủ rừng sử dụng rừng, đất trồng rừng không đúng mục đích hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>5/ Sử dụng rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu quan trọng của Nhà nước, của xã hội hoặc do nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 15.</B> Thẩm quyền thu hồi rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao rừng, đất trồng rừng nào thì có quyền thu hồi rừng, đất trồng rừng đó; trong trường hợp cần thu hồi rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu quan trọng của Nhà nước, của xã hội quy định tại điểm 5, điều 14 của Luật này thì quyết định thu hồi phải được cơ quan chính quyền cấp trên trực tiếp phê chuẩn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên có quyền quyết định thu hồi rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu khẩn cấp quy tại điểm 5, điều 14 của luật này và phải báo ngay với cơ quan chính quyền cấp trên trực tiếp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 16.</B> Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định tại điều 21 của Luật đất đai.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 17. </B>Các tranh chấp về thực vật rừng, động vật rừng, công trình kiến trúc, tài sản khác và về việc đền bù thiệt hại, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng do Tòa án nhân dân giải quyết.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Khi giải quyết các tranh chấp nói tại điều này mà có liên quan đến quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng thì Tòa án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng đó.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG III<BR>BẢO VỆ RỪNG</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 18.</B> UBND các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ rừng phải tổ chức quản lý, bảo vệ vốn rừng hiện có, phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, thực hiện các biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng, phát triển thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 19.</B> Việc khai thác các loại thực vật rừng, săn bắn động vật rừng phải tuân theo quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Những loại thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ những loại thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm do Hội đồng Bộ trưởng quy định.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 20.</B> Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất trồng rừng; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái với quy định của Pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 21.</B> Ở vùng rừng núi, căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp, UBND cấp huyện quy định vùng và hướng dẫn nhân dân làm nương rẫy định canh, luân canh và chăn thả gia súc, sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp kết hợp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 22.</B> Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, chữa cháy rừng và phải chịu trách nhiệm về việc gây ra cháy rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp, các cấp có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Các cơ quan Nhà nước thuộc ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động ở trong rừng và ven rừng phải tuân theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quán quản lý nhà nước về lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Khi xảy ra cháy rừng UBND các cấp có quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để kịp thời chữa cháy rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 23. </B>Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp, phòng, trừ sâu, bệnh hại rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ qua có liên quan tổ chức công tác dự báo sâu, bệnh hại rừng; hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại rừng; tổ chức diệt trừ khi có dịch sâu, bệnh hại rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 24.</B> Mọi tổ chức, cá nhân khi cần thiết, cần tiến hành các hoạt động ở trong rừng thì phải tuân theo các quy định về bảo vệ rừng; nếu hoạt động dài ngày hoặc có thể gây thiệt hại đến rừng, đất trồng rừng thì phải được chủ rừng chấp thuận hoặc phải được cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp có thẩm quyền cho phép</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các họat động ở vùng lân cận rừng mà có ảnh hưởng đến việc bảo về, phát triển rừng thì phải tuân theo các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Trong trường hợp tổ chức, cá nhân gây thiệt hại đến rừng, đất trồng rừng thì phải đền bù.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 25.</B> Việc xuất khẩu thực vật rừng, động vật rừng phải được bộ Lâm nghiệp cho phép.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Việc nhập nội giống thực vật rừng, động vật rừng phải bảo đảm những nguyên tắc sinh học và những quy định về kiểm dịch quốc gia, không gây hại đến hệ sinh thái được Bộ Lâm nghiệp cho phép.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG IV<BR>PHÁT TRIỂN RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT TRỒNG RỪNG</B></FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2>MỤC 1<BR>RỪNG PHÒNG HỘ</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 26.</B> Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 27. </B>Nhà nước có chính sách điều hòa, huy động, thu hút các nguồn vốn ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để đầu tư xây dựng rừng phòng hộ ổn định, lâu dài.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 28.</B> Ở mỗi khu rừng phòng hộ phải thành lập Ban quản lý.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Ban quản lý khu rừng phòng hộ phải lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng và thực hiện phương án đã được duyệt.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 29.</B> Về quản lý, sử dụng rừng phòng hộ phải tuân theo quy định sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Có kế hoạch biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, kinh doanh đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liên vùng, rừng nhiều tầng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển bảo vệ môi trường sinht hái phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Trong quá trình bảo vệ, nuôi dưỡng gây trồng rừng phòng hộ, việc tận thu lâm sản và sản xuất kinh doanh kết hợp không được gây hai đến tác dụng phòng hộ của rừng; mọi trường hợp khai thác lâm sản, phải theo đúng phương án quản lý, sử dụng rừng phòng hộ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Tổ chức, cá nhân được giao hoặc nhận khoán bảo vệ, gây trồng và chăm sóc rừng phòng hộ được hưởng sản phẩm do mình kết hợp làm ra.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 30.</B> Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xét duyệt phương án quản lý, sử dụng các khu rừng phòng hộ mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành khác thì phải tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý cùng cấp của ngành đó.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2>MỤC 2<BR>RỪNG ĐẶC DỤNG</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 31.</B> Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gien thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên; khu rừng văn hóa - xã hội, nghiên cứu, thí nghiệm.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Danh giới của khu rừng đặc dụng phải được xác định hệ thống biển báo mốc kiên cố.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 32. </B>Nhà nước có chính sách điều hòa, huy động, thu hút các nguồn vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để đầu tư xây dựng bảo tồn lâu dài các khu rừng đặc biệt.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 33.</B> Ở mỗi khu rừng đặc dụng phải thành lập Ban quản lý.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Ban quản lý rừng đặc dụng phải lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, sử dụng và thực hiện phương án đã được duyệt.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 34.</B> Việc quản lý, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế rừng đặc dụng. Ban quản lý rừng đặc dụng được tiến hành một số hoạt động dịch vụ về nghiên cứu khoa học, văn hóa, xã hội và du lịch theo quy định của Pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của ban quản lý khu rừng và phải tuân theo nội quy của khu rừng đó.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 35.</B> Các khu vực bảo tồn nguyên vẹn thuộc các rừng quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên phải được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại đến rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Việc tiến hành các hoạt động tham quan, nghiên cứu khoa học trong khu rừng bảo tồn nguyên vẹn phải được phép của ban quản lý khu rừng và phải tuân theo quy định sau đây:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Không được làm thay đổi cảnh quan của rừng</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Không được mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào trong rừng và không được đốt lửa trong rừng</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Không được gây ô nhiễm môi trường sinh thái</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4/ Khi cần lấy mẫu thực vật rừng, động vật rừng, khoáng vật ở trong rừng để nghiên cứu khoa học, phải được cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp có thẩm quyền cho phép.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2>MỤC 3<BR>RỪNG SẢN XUẤT</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 36.</B> Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng sản xuất được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại điểm 3, điều 10 của Luật này để sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh nông-lâm-ngư nghiệp kết hợp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tổ chức, cá nhân nhận đất gây trồng rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; có chính sách hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc gây trồng rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương có nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia và khu vực để chọn lọc, lai tạo, nhân giống và nhập nội các loại giống cần thiết bảo đảm cung cấp giống tốt cho cả nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 37.</B> Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên, khi tiến hành sản xuất, kinh doanh phải tuân theo quy định sau đây:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về vốn rừng được giao; tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, khai thác hợp lý, duy trì và phát triển vốn rừng đó.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Những diện tích rừng nghèo kiệt phải được khoanh đóng, bảo vệ, nuôi dưỡng làm giàu rừng hoặc trồng lại rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Khai thác rừng phải có thiết kế khai thác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật lâm nghiệp; sau khi khai thác phải đóng cửa rừng và tổ chức bảo vệ nuôi dưỡng cho đến kỳ khai thác sau.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 38. </B>Chủ rừng được Nhà nước giao đất trồng rừng, khi tiến hành sản xuất, kinh doanh phải tuân theo quy định sau đây.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Có kế hoạch gây trồng, chăm sóc, bảo vệ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp từng vùng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Khai thác rừng đủ tuổi khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Sau khai thác phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng ngay sau đó hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên ngay trong quá trình khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 39.</B> Việc khai thác các loại đặc sản rừng ở rừng sản xuất cũng như ở các loại rừng khác phải tuân theo quy định của Nhà nước để quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng đặc sản rừng.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><STRONG>CHƯƠNG V<BR>QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 40.</B> Chủ rừng có những quyền lợi sau đây:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Được sử dụng rừng, đất trồng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; được chủ động trong sản xuất, kinh doanh trong quản lý sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao; để thừa kế, chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Được đền bù, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả lao động trên đất có rừng, đất trồng rừng được giao theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng trong trường hợp thu hồi rừng, đất trồng rừng quy định tại các điểm 1,2 và 5 điều 14 của Luật này, theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4/ Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ cải tạo rừng, đất trồng rừng mang lại.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>5/ Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 41.</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Sử dụng rừng, đất trồng rừng đúng mục đích, đúng danh giới đã quy định trong quyết định giao rừng, đất trồng rừng và các quy chế quản lý, sử dụng đối với từng loại rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Đền bù, bồi hoàn theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng cho chủ có rừng, đất trồng rừng bị thu thu hồi để giao cho mình theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4/ Nộp thuế theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG VI<BR>QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG, ĐẤT TRỒNG RỪNG</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 42.</B> Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ, bảo vệ rừng, gây trồng rừng và chế biến lâm sản.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 43. </B>Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào việc bảo vệ rừng và chế biến lâm sản theo quy định của Luật này và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Việc giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài sử dụng do Hội đồng Bộ trưởng quyết định.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Hội đồng Bộ trưởng ban hành những quyết định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt nam định cư ở nước ngòi đầu tư về nước để phát triển lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 44. </B>Các quan hệ quốc tế, các văn bản thỏa thuận về hợp tác quốc tế, các hợp đồng liên quan đến việc sử dụng rừng, đất trồng rừng tại Việt nam phải phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật của Việt nam có liên quan, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà người Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG VII<BR>TỔ CHỨC KIỂM LÂM</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 45.</B> Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách có chức năng quản lý rừng và bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ thống, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan chính quyền địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 46.</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Kiểm lâm có nhiệm vụ:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về rừng; đấu tranh ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp lụât về rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Thực hiện việc quản lý rừng và bảo vệ rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và xây dựng vốn rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Khi thi hành nhiệm vụ, nhân viên kiểm lâm có quyền:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra, thanh tra; tiến hành kiểm tra hiện trường.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Tạm thời đình chỉ hoặc đình chỉ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những hoạt động có nguy cơ gây thiệt đến tài nguyên rừng; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c. Xử phạt vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về rừng, theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dận và mọi công dân có trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ, giám sát nhân viên kiểm lâm trong khi thi hành nhiệm vụ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 47. </B>Nhân viên kiểm lâm được trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu và những phuơng tiện cần thiết để hoạt động.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 48. </B>Hội đồng Bộ trưởng quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm; tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất và chế độ đãi ngộ với nhân viên kiểm lâm.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG IX<BR>KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 49. </B>Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến rừng, đất trồng rừng thì được khen thưởng; những người tham gia bảo vệ rừng, đấu tranh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về rừng mà bị thiệt hại về tài sản hoặc tính mạng thì được đãi ngộ theo chế độ chung của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 50.</B> Người phá rừng, đốt rừng, hủy hoại tài nguyên rừng, săn bắn trái phép động vật rừng, mua bán, kinh doanh, vận chuyển trái phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về rừng, thì tùy theo mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 51.</B> Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, lâm sản trái với quy định của pháp luật; thiểu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về rừng; bao che cho người vi phạm pháp luật về rừng hoặc vi phạm những quy định khác của luật này, thì tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 52. </B>Người có hành vi vi phạm pháp luật về rừng mà gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại điều 50 và điều 51 của Luật này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>CHƯƠNG IX<BR>ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 53.</B> Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành luật này và ban hành chế độ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng đối với cây lâm nghiệp trồng tập trung hoặc phân tán trên đất không phải đất lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 54.</B> Những quy định trước đây trái Luật này đều bãi bỏ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.</FONT></P>
<P>
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD vAlign=center width="50%">
<P align=justify></P></TD>
<TD vAlign=center width="50%">
<P align=center><FONT face=Arial size=2>CHỦ TỊCH QUỐC HỘI</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>Lê Quang Đạo </B><I>(Đã ký)</I> </FONT></P></TD></TR></TBODY></TABLE></P>