Số ký hiệu văn bản

53/CP

Loại văn bản Quyết định
Ngày ban hành 22/02/1980
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Quyết định số 53/CP ngày 22/2/1980 của Hội đồng Chính phủ về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số
Cơ quan ban hành
  • Chính Phủ
Lĩnh vực văn bản
  • Giáo dục - Đào tạo
Người ký
<P align=center><B>QUYẾT ĐỊNH<BR>Số 53/CP ngày 22/2/1980 của Hội đồng Chính phủ <BR>Về Ch</B><B>ủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số<BR>__________</B></P>
<P align=justify><B>I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG, CẢI THIỆN CHỮ VIẾT CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ</B></P>
<P align=justify>Cuộc điều tra, khảo sát về chữ viết của các dân tộc thiểu số tiến hành vào cuối năm 1977 cho thấy tình hình chung như sau:</P>
<P align=justify>1. Tiếng nói và chữ viết phổ thông ngày càng được phổ cập sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số với tư cách là ngôn ngữ chung của cả nước, đã và đang góp phần thiết thực thúc đẩy sự phát triển các mặt ở các vùng dân tộc thiểu số. Tuy vậy, ở một số nơi, nhất là ở vùng cao, việc phổ cập tiếng và chữ phổ thông chưa được tiến hành tốt.</P>
<P align=justify>2. Tiếng nói, chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển, đã góp phần xóa mù chữ dân tộc ở một số vùng mà đồng bào ít biết hoặc không biết tiếng phổ thông; đã đáp ứng yêu cầu của đồng bào về việc dùng chữ dân tộc ghi sổ sách, viết thư từ, chép tư liệu văn học dân gian, và tiến hành công tác thông tin, tuyên truyền ở địa phương. Một số chữ dân tộc đã dạy và học ở các trường phổ thông. Tuy nhiên việc sử dụng tiếng và chữ dân tộc trong công tác giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền... còn chưa sát với tình hình thực tế, chưa phục vụ tốt chu cầu phát triển đồng thời chữ phổ thông và chữ dân tộc; việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viênvà soạn sách giáo khoa bằng chữ dân tộc cũng chưa được tốt.</P>
<P align=justify>3. Nhiều dân tộc thiểu số chưa có chữ viết có yêu cầu xây dựng bộ vần chữ riêng để có thể ghi tiếng nói của dân tộc mình. Một số dân tộc thiểu số đã có chữ viết lối cổ, muốn có chữ viết theo chữ cái La tinh cho gần gũi với chữ phổ thông. Những yêu cầu này được coi trọng và từng bước giải quyết.</P>
<P align=justify><B>II. CHỦ TRƯƠNG ĐỐI VỚI CHỮ VIẾT CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ</B></P>
<P align=justify>Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thiểu số nước ta phát triển nhanh về kinh tế và văn hoá, thực hiện ngày càng đầy đủ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số và tăng cường sự thống nhất của Tổ quốc, Hội đồng Chính phủ quyết định:</P>
<P align=justify>1. Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật... Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc. Vì vậy, mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ và quyền lợi học tập và sử dụng tiếng và chữ phổ thông.</P>
<P align=justify>2. Tiếng nói, chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước. Ở các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ thông.</P>
<P align=justify>Cùng với chữ phổ thông, chữ dân tộc tham gia vào nhiều mặt hoạt động của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là trong việc giữ gìn và phát triển vốn văn hóa của các dân tộc. Vì thế, đi đôi với việc hoàn thành phổ cập tiếng và chữ phổ thông, cần ra sức giúp các dân tộc thiểu số xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết của từng dân tộc.</P>
<P align=justify>Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo hệ La tinh.</P>
<P align=justify>Các dân tộc thiểu số đã có chữ viết kiểu cổ, nếu có yêu cầi thì giúp đỡ xây dựng chữ viết mới theo hệ chữ La tinh.</P>
<P align=justify>Để việc dạy và học chữ dân tộc và chữ phổ thông được dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện cho cả đồng bào các dân tộc và đồng bào người Kinh muốn học chữ dân tộc, cần xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết dân tộc theo bộ vần, gần gũi với bộ vần chữ phổ thông.</P>
<P align=justify>Trong khi chữ viết mới của các dân tộc thiểu số được sử dụng phổ biến các chữ dân tộc kiểu cổ và kho tàng sách cổ của các dân tộc vẫn được giữ gìn và khai thác.</P>
<P align=justify>3. Ở vùng dân tộc thiểu số, chữ dân tộc được dạy xen kẽ với chữ phổ thông ở cấp I trong các nhà trường phổ thông và bổ túc văn hoá, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học vừa hiểu biết chữ dân tộc, vừa nắm được nhanh chữ phổ thông.</P>
<P align=justify>a) Nếu đã có chữ viết dân tộc rồi thì ở những nơi người dân tộc thạo tiếng phổ thông, có thể dạy thẳng bằng tiếng và chữ phổ thông, đồng thời dành một số tiết để dạy chữ dân tộc; ở những nơi người dân tộc ít biết hoặc không biết tiếng phổ thông, cần dạy chữ dân tộc xen kẽ với tiếng và chữ phổ thông, dùng chữ dân tộc để giúp cho người học từng bước tiếp thu tiếng và chữ phổ thông, tiến lên có khả năng học thẳng bằng chữ phổ thông ở các cấp học trên.</P>
<P align=justify>b) Nếu chưa có chữ viết dân tộc, thì ở những nơi người dân tộc thạo tiếng phổ thông, có thể dạy bằng tiếng và chữ phổ thông; ở những nơi người dân tộc ít biết hoặc không biết tiếng phổ thông, cần dạy chữ phổ thông và giảng bằng tiếng dân tộc, cho đến khi người học nắm được tiếng và chữ phổ thông.</P>
<P align=justify>c) Ở cấp II của các trường phổ thông thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nếu đã có chữ viết dân tộc, có thể tổ chức dạy môn ngữ văn dân tộc.</P>
<P align=justify>d) Những cán bộ và giáo viên hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất thiết phải học tiếng và chữ của dân tộc thiểu số nơi mình công tác.</P>
<P align=justify>4. Cần có kế hoạch đẩy mạnh việc sưu tầm và khai thác văn hoá, văn nghệ của các dân tộc thiểu số, cũng như tổ chức phong trào sáng tác văn nghệ bằng tiếng và chữ dân tộc, phục vụ tốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần dùng cả chữ dân tộc và chữ phổ htông trong việc phổ biến những tác phẩm văn học của các dân tộc thiểu số, nhất là những tác phẩm tiêu biểu.</P>
<P align=justify>Để tạo điều kiện tăng cường khai thác vốn văn hoá và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số, các trường đại học và các việc nghiên cứu khoa học có liên quan cần đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giỏi về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác nghiên cứu tiếng nói, chữ viết, văn học... của các dân tộc thiểu số.</P>
<P align=justify>Trong công tác thông tin, tuyên truyền và văn hoá của Nhà nước ở vùng các đồng bào dân tộc thiểu số, phải cố gắng kết hợp sử dụng tiếng, chữ dân tộc giúp cho đồng bào tiếp thu được dễ dàng, nhanh chóng.</P>
<P align=justify>Trong giao dịch thư tín và trong đơn từ quan hệ với các cơ quan nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số được dùng chữ viết dân tộc; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết những đơn từ đó.</P>
<P align=justify><B>III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</B></P>
<P align=justify><B>1. Bộ Giáo dục có trách nhiệm:</B></P>
<P align=justify>a) Hướng dẫn các tỉnh xây dựng kế hoạch dạy chữ phổ htông và chữ dân tộc trong các trường lớp phổ thông và bổ túc văn hoá thích hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của từng vùng, từng dân tộc.</P>
<P align=justify>b) Xây dựng chương trình học, soạn giáo trình và những sách giáo khoa cần biết bằng chữ dân tộc, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn kế hoạch và phương pháp dạy xen kẽ chữ dân tộc với chữ phổ thông trong các trường lớp phổ thông và bổ túc văn hoá cho sát với tình hình.</P>
<P align=justify><B>2. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam có trách nhiệm:</B></P>
<P align=justify>a) Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh thực hiện việc cải thiện hoặc xây dựng mới các loại chữ dân tộc.</P>
<P align=justify>b) Biên soạn các sách từ điển, hội thoại... và bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho yêu cầu phát triển đồng thời chữ phổ thông và chữ dân tộc ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.</P>
<P align=justify>c) Phối hợp các ngành có liên quan để tiến hành việc nghiên cứu các chữ dân tộc cổ, khai thác các kho tàng tư liệu cổ của các dân tộc thiểu số.</P>
<P align=justify><B>3. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp</B> có trách nhiệm tổ chức việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, khai thác, giới thiệu văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số.</P>
<P align=justify><B>4. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các tỉnh:</B></P>
<P align=justify>a) Phát động phong trào văn hoá, văn nghệ quần chũng ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy tác dụng của chữ dân tộc trong các hoạt động này.</P>
<P align=justify>b) Mở rộng việc in và phát hành các loại văn hoá phẩm bằng chữ dân tộc và bằng hai thứ chữ phổ thông và dân tộc.</P>
<P align=justify>c) Tổ chức việc sử dụng đồng thời tiếng, chữ phổ thông và tiếng, chữ dân tộc trong công tác thông tin, tuyên truyền, triển lãm, thuyết minh phim... ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.</P>
<P align=justify><B>5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, theo sự hướng dẫn của các ngành nói trên, có trách nhiệm:</B></P>
<P align=justify>a) Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh yêu cầu và nguyện vọng của đồng bào các dana tộc trong tỉnh, đề ra chủ trương cụ thể của tỉnh và xây dựng, chỉ đạo các ngành, các câp trong tỉnh thực hiện tốt Quyết địng này.</P>
<P align=justify>b) Quyết định các phương án cải tiến hoặc xây dựng mới các chữ dân tộc thiểu số trong tỉnh.</P>
<P align=justify><B>6. Uỷ ban Dân tộc và Chính phủ giúp Hội đồng Chính phủ</B> theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, đề xuất với Chính phủ, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh&nbsp; những vấn đề xem xét và giải quyết.</P>
<P align=justify>Những văn bản ban hành trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.</P>
<P>
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD width="50%"></TD>
<TD width="50%">
<P align=center>T/M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ<BR>K/T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ<BR>PHÓ THỦ TƯỚNG<BR><BR><B>Lê Thanh Nghị <EM>(Đã ký)</EM></B></P></TD></TR></TBODY></TABLE></P>
<P>&nbsp;</P>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.