Số ký hiệu văn bản

108/MNDT-VP

Loại văn bản Công văn
Ngày ban hành 04/09/1990
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Công văn số 108/MNDT-VP ngày 4/9/1990 của Văn phòng Miền núi và Dân tộc yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện
Cơ quan ban hành
  • Ủy ban Dân tộc
Lĩnh vực văn bản
  • 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi
Người ký
<P align=center><STRONG>&nbsp;</STRONG><FONT face=Arial size=2><STRONG>CÔNG VĂN<BR>Số 108/MNDT-VP ngày 04/9/1990 của Văn phòng Miền núi và Dân tộc&nbsp;<BR>Yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện<BR>__________________</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện chủ trương chính sách lớn nêu trên, Văn phòng Miền núi và Dân tộc dự thảo khái niệm và tiêu chuẩn miền núi, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn (có văn bản dự thảo kèm theo), đề nghị các tỉnh miền núi, tỉnh có huyện, xã miền núi và có dân tộc thiểu số, các Bộ, Uỷ ban, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng và các ban của Đảng có liên quan tham gia ý kiến để Văn phòng Miền núi và Dân tộc tổng hợp trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đồng thời căn cứ theo bản dự thảo hướng dẫn này, các tỉnh làm công văn báo cáo đề nghị huyện, xã miền núi của tỉnh mình theo biểu mẫu kèm theo để kịp triển khai thực hiện từ kế hoạch năm 1991 trở đi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đây là vấn đề lớn, có quan hệ đến việc thực hiện chủ trương chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước đối với miền núi và dân tộc thiểu số.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Vì vậy, đề nghị các ngành và các địa phương giao cho cơ quan chức năng tiêu chuẩn bị và lãnh đạo thảo luận tập thể, gửi ý kiến tham gia cho Văn phòng Miền núi và Dân tộc trước ngày 30/9/1990, nếu qua ngày đó, Văn phòng chúng tôi không nhận được ý kiến tham gia của cơ quan thì coi như đã nhất trí như bản dự thảo./.</FONT></P>
<P>
<TABLE width="100%" border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD align=middle width="50%">
<P align=justify></P></TD>
<TD align=middle width="50%">
<P align=center><FONT face=Arial size=2>VĂN PHÒNG MIỀN NÚI VÀ DÂN TỘC<BR>PHÓ CHỦ NHIỆM</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><STRONG>Cư Hoà Vần </STRONG><EM>(Đã ký)</EM></FONT></P></TD></TR></TBODY></TABLE></P>
<HR>

<P align=center><FONT face=Arial size=2><STRONG>ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 22 VÀ QUYẾT ĐỊNH 72<BR>______________________</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><STRONG><FONT face=Arial size=2>&nbsp;</FONT><FONT face=Arial size=2>I. Những căn cứ để phát triển miền núi, vùng cao, vùng khó khăn</FONT></STRONG></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Mục đích:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Về lâu dài là để thực hiện chủ trương đường lối chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng và các dân tộc trong đất nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Trước mắt là để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ trước tới nay đã được thể hiện trên các văn bản của các cơ quan của Đảng và Nhà nước đối với miền núi và dân tộc và căn cứ vào những tư duy mới thể hiện những quan điểm lớn về miền núi đã ghi trong Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1. Miền núi phải căn cứ vào đất đai tự nhiên và xã hội, chủ yếu là đất đai tự nhiên.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Vùng cao, căn cứ vào độ cao và quan hệ xã hội - con người, chủ yếu căn cứ vào xã hội.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Vùng khó khăn (có nhiều khó khăn, lấy mặt xã hội làm căn cứ chủ yếu) là người dân tộc thiểu số, không phân biệt độ cao, miền núi hay đồng bằng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Phân cấp xác định</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Địa bàn được xác định là miền núi do tỉnh đề nghị, Trung ương công bố.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Tỉnh xét và công bố vùng cao, vùng khó khăn báo cáo cho Văn phòng Miền núi và dân tộc để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và thông báo cho các ngành, các cơ quan liên quan ở Trung ương để thực hiện chính sách.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>II. Đơn vị hành chính</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Miền núi:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1. Tỉnh miền núi là tỉnh có 2/3 (hai phần ba) diện tích đất đai trở lên là miền núi, hầu hết các huyện, thị xã thuộc tỉnh là miền núi thì được xác định là tỉnh miền núi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Tỉnh có miền núi là tỉnh có huyện trở lên cho đến dưới 2/3 đất đai là miền núi thì được coi là tỉnh có miền núi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Huyện miền núi là huyện có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên là miền núi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Huyện có miền núi là huyện có 1 xã trở lên cho đến dưới 2/3 đất đai hoặc số đơn vị xã là miền núi thì được coi là huyện có miền núi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Xã miền núi là toàn xã hoặc 70% số thôn, bản của xã đó là miền núi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Vùng cao:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1. Huyện vùng cao là huyện có 2/3 đất đai và số xã được xác định là vùng cao.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Xã vùng cao là xã có 2/3 đất đai và số thôn, bản trở lên được xác định là vùng cao.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Bản (thôn, xóm, buôn, làng...) là bản hoàn toàn vùng cao thuộc xã miền núi (vùng thấp).</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Vùng khó khăn (vùng sâu, hẻo lánh...)</FONT>
<OL>
<LI>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Xã có nhiều khó khăn.</FONT> </P>
<LI>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Bản có nhiều khó khăn.</FONT></P></LI></OL>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>III. Khái niệm và tiêu chuẩn (tiêu thức)</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><U>1. Miền núi:</U></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đại bộ phận đất đai là đồi núi cao dốc, có nơi rất dốc và cao nguyên, địa hình đa dạng phức tạp có nhiều sông suối tạo thành độ chia cắt lớn, là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số đó là miền núi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tiêu chuẩn:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1. Hai phần ba (2/3) diện tích đất đai của đơn vị đó có độ dốc từ 250 trở lên (là rừng và đất rừng).</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Kinh tế - xã hội chậm phát triển so với đồng bằng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Đất đai sản xuất vừa có ruộng nước (thung lũng bằng, bậc thang) vừa có sản xuất trên đất dốc.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4. Đời sống có nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi như đồng bằng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>5. Cư dân là dân tộc thiểu số và dân tộc đa số sống xen ghép hoặc các dân tộc thiểu số sống ghép với nhau hoặc sống riêng từng dân tộc trên một địa bàn miền núi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><U>2. Vùng cao:</U></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đất đai đại bộ phận thuộc độ cao trên dưới 600m trở lên so với mặt biển, cư dân sinh sống trên đó chủ yếu là dân tộc thiểu số thì được coi là vùng cao.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tiêu chuẩn:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1. Hai phần ba (2/3) đất đai trở lên thuộc độ cao trên dưới 600m so với mặt biển.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Kinh tế - xã hội chậm phát triển so với vùng thấp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Sản xuất chủ yếu là trên đất dốc, có nơi còn du canh du cư, phá rừng làm rẫy.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4. Đời sống có nhiều khó khăn, đường giao thông chưa phát triển, đi lại có nhiều khó khăn so với vùng thấp, khí hậu khắc nghiệt, còn nhiều bệnh tật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>5. Cư dân chủ yếu là dân tộc thiểu số.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><U>3. Vùng khó khăn:</U></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Là vùng dân cư dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn nhất so với xung quanh nó ở miền núi và đồng bằng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tiêu chuẩn:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1. Là địa bàn cư dân của dân tộc thiểu số.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất so với trong vùng đó.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Đời sống có nhiều khó khăn (thu nhập tính theo đầu người vào loại thấp nhất).</FONT></P>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.