<P align=center><B>QUYẾT ĐỊNH <BR><B><FONT face="Times New Roman"><B>Số 72-HĐBT, ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng</FONT><B><FONT face="Times New Roman" color=#000080 size=2></P>
<P align=center><FONT color=black><B>VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỤ THỂ<BR>PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI</FONT></B></FONT><FONT face="Times New Roman" color=#000080 size=1><BR>------------</P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=3>
<P align=center><B>HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG</P></FONT></B><FONT face="Times New Roman">
<P>Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc miền núi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.</P>
<P>Căn cứ </FONT><FONT face="Times New Roman">Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng số 22-NQ/TW ngày 27-11-1989 về chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi</FONT><FONT face="Times New Roman">.</P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=3>
<P align=center><B>QUYẾT ĐỊNH:</P></B></FONT><B><I>
<P align=center>PHẦN </I>I -<FONT face="Times New Roman" size=2><B> ĐỔI MỚI CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở MIỀN NÚI</P></B></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 1. </FONT><FONT face="Times New Roman">Xây dựng cơ cấu kinh tế của miền núi theo hướng chuyển sang kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng tiểu vùng, từng dân tộc, phát huy các thế mạnh về lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, lương thực, chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, du lịch...; xây dựng kết cấu hạ tầng; mở rộng giao lưu kinh tế giữa miền núi với miền xuôi và với nước ngoài. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và củng cố an ninh, quốc phòng. Trong năm 1990, các bộ, tỉnh miền núi và tỉnh có miền núi cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quy hoạch, phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất... trên từng địa bàn làm cơ sở để tổ chức lại sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.</P></FONT>
<P>I- Về lâm - nông - ngư nghiệp</P>
<P><FONT face="Times New Roman">Điều 2. </FONT><FONT face="Times New Roman">Thực hiện mạnh mẽ chủ trương giao đất, giao rừng cho các gia đình đồng bào các dân tộc (kể cả gia đình cán bộ, công nhân và người Kinh sinh sống ở miền núi và các hộ tư nhân từ miền xuôi lên), các đơn vị kinh tế cơ sở, các cơ quan trường học, đơn vị quân đội. Đồng bào các dân tộc và các đơn vị, tổ chức nói trên có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức thích hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng như: vườn rừng, trại rừng, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, lương thực, thực phẩm, dược liệu kết hợp với cây rừng... đồng thời tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài nhằm từng bước hình thành các vùng rừng kinh tế, vùng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả tập trung quy mô lớn.</P>
<P>Đối với diện tích rừng, vườn cây công nghiệp và cây ăn quả hiện có, ao hồ do Nhà nước bỏ vốn đầu tư... cơ quan và đơn vị kinh tế phải tổ chức tốt việc kiểm kê, đánh giá đúng giá trị hiện còn và tiến hành việc giao khoán, đấu thầu một cách công khai, dân chủ, phù hợp với đặc điểm từng vùng và từng loại cây trồng.Điều 3. Bộ Lâm nghiệp phối hợp với các tỉnh có biện pháp cụ thể chấn chỉnh ngày công tác quản lý, bảo vệ và khai thác rừng. Đưa việc khai thác gỗ và lâm sản khác vào quy hoạch, kế hoạch và bảo đảm quy trình kỹ thuật; tận dụng triệt để gỗ cành ngọn, khắc phục tình trạng gỗ đã khai thác để ứ đọng tại rừng; đẩy mạnh khâu chế biến gỗ, lâm sản; gỗ xuất khẩu phải qua chế biến. Đình chỉ khai thác gỗ và các khu rừng đầu nguồn xung yếu, rừng bảo vệ thiên nhiên và các khu rừng nghèo kiệt; cấm săn bắt chim, thú rừng quý, hiếm; nghiêm cấm việc khai thác lâm sản và săn bắn chim, thú ở vườn rừng quốc gia, rừng bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gien và rừng giống. Cùng với các biện pháp quản lý về hành chính, cần có chính sách khuyến khích tiết kiệm tiêu dùng gỗ, khuyến khích phát triển vốn rừng và có kế hoạch điều hòa việc cung ứng gỗ trên phạm vi cả nước, nhằm bảo vệ vốn rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái.</P>
<P>Trước mắt, cần đặc biệt coi trọng việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi, để tái tạo lại rừng, mở rộng diện tích rừng trồng mới, nhất là trồng rừng phục vụ nhu cầu bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp, rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu, đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng trong nhân dân, phủ xanh đồi, núi trọc.</P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 4. </FONT><FONT face="Times New Roman">Bộ Lâm nghiệp phối hợp với các địa phương hoàn chỉnh quy hoạch, lập đề án cụ thể về quản lý, bảo vệ các loại rừng (đầu nguồn, đặc dụng, kinh tế...), khai thác rừng và thú rừng, xây dựng kế hoạch phát triển vốn rừng.</P>
<P>Bộ Lâm nghiệp cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kinh tế đối ngoại xây dựng các chính sách đầu tư vốn, thu hút vốn quốc tế và kinh doanh xuất, nhập khẩu lâm sản, đặc sản; chính sách khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng trình Hội đồng Bộ trưởng vào quý II năm 1990.Điều 5. Lương thực, thực phẩm đang là nhân tố có ý nghĩa then chốt và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy các thế mạnh của miền núi. Việc giải quyết vấn đề lương thực ở miền núi phải theo quan điểm kinh tế hàng hóa, gắn phát triển sản xuất lương thực với kinh doanh tổng hợp trong cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp thống nhất, để nâng cao hiệu quả kinh tế chung và cải thiện môi trường, sinh thái.</P>
<P>Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và các ngành có liên quan cùng với các địa phương tập trung lực lượng xác định quy hoạch, kế hoạch đổi mới cơ cấu sản xuất, quy trình kỹ thuật, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất trên những diện tích ổn định, chắc ăn, có hiệu quả, kể cả lúa nước, lúa cạn, ngô và các loại màu khác. Tận dụng khả năng mở thêm vụ đông hoặc đông xuân, hè thu với các loại cây trồng thích hợp, các cây truyền thống như ngô, đại mạch, lúa mì, mạch hoa, khoai, sắn, bo bo, í dĩ, đậu đỗ các loại, rau, khoai tây... trên diện tích mới trồng một vụ. Thực hiện luân canh, thâm canh trên diện tích nương đã có, phấn đấu để khắc phục nhanh nạn phá và đốt rừng làm nương, rẫy mới.Điều 6. Ở các vùng cao cần vận động và tổ chức quần chúng xây dựng ruộng, nương bậc thang để thâm canh và bảo vệ đất chống xói mòn. Ở nơi có điều kiện cân đối được lương thực tại chỗ thì nên chuyển những diện tích làm lương thực năng suất thấp và không ổn định sang kinh doanh các cây trồng khác như cây công nghiệp, rau quả, dược liệu... để có hiệu quả cao hơn về các mặt kinh tế và xã hội.Điều 7. Bộ Thủy lợi cùng với các tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi phù hợp với từng địa bàn cụ thể của miền núi theo phương châm kết hợp đầu tư của Nhà nước với công sức và tiền của của nhân dân. Có biện pháp để khai thác tối đa các công trình thủy nông hiện có, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy nông đang xây dựng để sớm đưa vào sử dụng. Trong kế hoạch xây dựng công trình mới, đặc biệt coi trọng xây dựng các công trình quy mô vừa, nhỏ, công trình thủy lợi kết hợp thủy điện, bảo đảm đủ nước tưới ổn định cho diện tích trồng lương thực hiện có và những vùng mở mới trong những năm tới. Ngoài mục tiêu trọng điểm ưu tiên phục vụ sản xuất lương thực, chú trọng xây dựng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, cây công nghiệp..., đầu tư có trọng điểm vào khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt ở những nơi có nhiều khó khăn về nguồn nước mặt, trước hết cho vùng cao, đồn biên phòng biên giới phía bắc và Tây Nguyên.Điều 8. Khuyến khích phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, ong mật, trước hết là trâu, bò, dê, ngựa.</P>
<P>Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần xóa bỏ ngay mọi hạn chế trong việc lưu thông trâu, bò giữa các vùng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Khôi phục và mở thêm chợ trâu, bò ở các địa phương. Khuyến khích cán bộ kỹ thuật chăn nuôi, thú y và tư nhân tổ chức các dịch vụ truyền giống và phòng, chữa bệnh gia súc, gia cầm. Nhà nước trợ giá cho công tác truyền giống và phòng, trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm đối với vùng cao của miền núi. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cùng với Bộ Tài chính quy định cụ thể và công bố sớm.</P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 9. </FONT><FONT face="Times New Roman">Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cải tạo các diện tích mặt nước sẵn có hoặc xây dựng hồ, ao mới để phát triển thủy sản, nuôi cá bè ở sông, suối, áp dụng rộng rãi mô hình vườn, ao, chuồng (VAC). Đối với diện tích mặt nước lớn, tùy theo điều kiện từng nơi có thể tổ chức đơn vị quản lý tập thể hoặc giao khoán đến hộ, nhóm hộ, hoặc tổ chức đấu thầu cho cá nhân để phát triển thủy sản. Chuyển các cơ sở quốc doanh thủy sản trên địa bàn miền núi sang sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ nuôi trồng thủy sản.Điều 10. Công tác vận động định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và phân bố lại lao động, dân cư phải gắn liền với việc trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn và việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi, giao thông, và y tế, giáo dục... theo chương trình, quy hoạch thích hợp từng địa bàn, từng dân tộc. Hướng chủ yếu là vận động đồng bào định canh, định cư tại chỗ; kết hợp chặt chẽ việc xây dựng cơ sở kinh tế mới với việc tổ chức hướng dẫn phát triển sản xuất, bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý, đi ngay vào thâm canh, phát triển kinh tế vườn, làm nghề rừng, bảo vệ rừng, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản... từng bước xóa bỏ tình trạng tự cung, tự cấp, du canh, du cư.</P>
<P>Đối với nơi mật độ dân cư quá đông, thiếu diện tích đất để sản xuất, đồng bào có nguyện vọng chuyển đến nơi sinh sống tốt hơn thì cần có biện pháp giúp đỡ thiết thực theo chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới.</P>
<P>Đối với đồng bào sống ở vùng cao, biên giới di cư do chiến tranh nay trở về quê cũ làm ăn được trợ cấp như đối với đồng bào vận động định canh, định cư.</P>
<P>Việc đầu tư cho công tác định canh, định cư phải tập trung hoàn chỉnh và dứt điểm theo từng dự án cụ tể được duyệt, sử dụng tổng hợp mọi nguồn vốn trên địa bàn như vốn định canh, định cư, vốn kinh tế mới, vốn trồng rừng, bảo vệ rừng, tiền nuôi rừng, vốn xây dựng cơ bản cho thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp... Nhà nước cấp vốn ngân sách cho từng địa phương hoặc nông, lâm trường quốc doanh, các đơn vị bộ đội làm kinh tế được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác này (kể cả Trung ương và địa phương).</P>
<P>Đổi mới tổ chức quản lý công tác định canh, định cư từ Trung ương đến huyện theo hướng, gọn, nhẹ, có đủ năng lực giám sát, kiểm tra và giúp đỡ các địa phương, cơ sở thực hiện tốt kế hoạch được giao và các chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực này. Bộ Lâm nghiệp phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị trình Hội đồng Bộ trưởng phương án đổi mới công tác định canh, định cư trong quý II năm 1990.</P></FONT>
<P>II - Về công nghiệp và kết cấu hạ tầng</P>
<P><FONT face="Times New Roman">Điều 11. </FONT><FONT face="Times New Roman">Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng ở miền núi. Hướng chủ yếu là khôi phục, phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống, nhất là sản xuất công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng hợp thị hiếu đồng bào dân tộc, dưới nhiều hình thức thích hợp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu; đặc biệt khuyến khích phát triển các ngành chế biến nông, lâm sản, khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.</P>
<P>Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ kỹ thuật, các hộ kinh doanh tiểu, thủ công nghiệp miền xuôi lên miền núi mở cơ sở kinh doanh. Nhà nước giảm 50% thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh có thu nhập thấp hoặc điều kiện kinh doanh có khó khăn ở các vùng cao, biên giới; trường hợp đặc biệt, có thể được miễn thúe. Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh, quyết định cụ thể mức và thời gian giảm hoặc miễn thuế. Bộ Tài chính nghiên cứu, quy định chính sách cụ thể đối với từng ngành nghề và loại cơ sở và hướng dẫn cho các địa phương thực hiện.Điều 12. Các Bộ ngành Trung ương có nhiệm vụ giúp các địa phương và các cơ sở công nghiệp hiện có trên địa bàn miền núi thực sự chuyển sang kinh doanh có hiệu quả phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; áp dụng các hình thức liên doanh, liên kết, hiệp tác, các hình thức xí nghiệp cổ phần... để phát triển sản xuất.</P>
<P>Các xí nghiệp, công nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn cần phát triển các hoạt động dịch vụ sản xuất, hợp tác (gia công) với các xí nghiệp của địa phương; mở rộng kinh doanh tổng hợp để góp phần đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đa dạng của nhân dân miền núi, giúp đỡ, đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho các xí nghiệp của các địa phương miền núi.Điều 13. Bộ Năng lượng phối hợp với Bộ Thủy lợi và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có kế hoạch tổ chức khảo sát, xây dựng quy hoạch phát triển các công trình thủy điện, chú ý quy mô vừa và nhỏ (kể cả trạm thủy điện kết hợp thủy lợi).</P>
<P>Các tổ chức, tập thể, cá thể, tư nhân đầu tư xây dựng các trạm thủy điện được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm kể từ khi đưa công trình vào sử dụng và cho phép bán điện theo giá thỏa thuận. Bộ Năng lượng và các ngành công nghiệp liên quan có kế hoạch sản xuất và nhập khẩu các loại thiết bị, phụ tùng, vật tư cần thiết để bán cho nhân dân.Điều 14. Tăng vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới những trục giao thông chủ yếu. Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn ngân sách và sử dụng lực lượng lao động của bộ đội thường trực tham gia xây dựng các đường trục quan trọng (cả đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không), các bến cảng, kho, các điểm đầu mối giao thông chính. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải phân bổ vốn cụ thể. Các tỉnh, huyện chịu trách nhiệm xây dựng, tu bổ, bảo dưỡng các đường nhánh từ trục chính đến khu dân cư và đến nơi sản xuất, nhất là các vùng có sản xuất hàng hóa, bằng nguồn vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ thuốc nổ. Các đơn vị kinh tế, tư nhân được đầu tư vốn kinh doanh giao thông vận tải ở miền núi bằng nhiều hình thức, không hạn chế quy mô và phạm vi hoạt động. Khuyến khích các thành phần kinh tế mua sắm các loại phương tiện vận tải, nhất là phương tiện vận tải đường ngắn để thu gom, vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến đầu mối giao thông. Thực hiện miễn trong hai năm đầu và từ năm thứ 3 giảm 30-50% thuế lợi tức doanh nghiệp đối với tập thể và cá nhân kinh doanh giao thông vận tải miền núi. Bộ Giao thông vận tải cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chuẩn bị phương án phát triển giao thông ở miền núi trình Hội đồng Bộ trưởng trong quý II năm 1990.</P>
<P>Tổng cục Bưu điện quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển màng lưới thông tin bưu điện ở các tỉnh miền núi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Trung ương phụ trách xây dựng các tuyến thông tin trục chính nối liền Trung ương với tỉnh (kể cả mở rộng và hiện đại hóa). Các tỉnh, huyện chịu trách nhiệm xây dựng các tuyến thông tin nối với các trục chính.</P></FONT>
<P>III - Về phân phối lưu thông và dịch vụ kỹ thuật.</P><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 15. </FONT><FONT face="Times New Roman">Bộ Nội thương, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Vật tư, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh có kế hoạch sắp xếp lại hệ thống các đơn vị quốc doanh thương nghiệp, thu gọn đầu mối các tổ chức quản lý công tác phân phối lưu thông, dịch vụ, giải tán các tổ chức trung gian không cần thiết. Phát triển rộng rãi hệ thống đại lý mua và bán; cho phép và hướng dẫn các hộ buôn bán tư nhân kinh doanh những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước quản lý, nhất là những mặt hàng quốc doanh kinh doanh không có hiệu quả.Điều 16. Để ổn định giá cả hàng hóa, Nhà nước bán gạo, muối, dầu hỏa, giấy viết, vải, thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng núi cao bằng giá bán tại các thị xã, thị trấn của tỉnh đó; các mặt hàng Nhà nước thống nhất chỉ đạo giá bán (xăng, dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, dầu hỏa, sắt, thép...) thì ngành hàng giao cho tỉnh tại chân hàng cấp 2 (trừ lùi chiết khấu thương nghiệp cấp 2), trường hợp địa phương phải nhận tại kho cấp 1 thì ngành hàng phải trừ chiết khấu thương nghiệp cấp 1 và cấp 2. Đối với một số vật tư, hàng hóa cần thiết nhưng không áp dụng trợ giá trong giá bán (than, xi măng, muối...) thì ngành hàng cùng Bộ Tài chính tính toán trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trợ cấp cho ngành hàng bằng vốn ngân sách.</P>
<P>Các tỉnh miền núi có kế hoạch dự trữ một lượng cần thiết các mặt hàng như gạo, muối, dầu hỏa, giấy viết, thuốc chữa bệnh... và đặt tại nơi thuận tiện, cơ động cho việc phân phối. Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần thống nhất kế hoạch dự trữ này với Bộ Tài chính, Bộ Nội thương, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần ngân sách chi cho các khoản dự trữ trên.</P>
<P>Các đơn vị quốc doanh, hợp tác xã và các hộ gia đình, cá thể, tư nhân lưu thông các sản phẩm, hàng hóa từ miền xuôi lên miền núi, từ vùng thấp lên vùng cao (nhất là muối, dầu thắp sáng, vải, giấy viết) và ngược lại được xét giảm hoặc miễn thuế buôn chuyến hoặc thuế hàng hóa. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.</P>
<P>Uỷ ban nhân dân tỉnh có kế hoạch củng cố và mở thêm các chợ phiên miền núi, chợ ven biên giới, từng bước hình thành các trung tâm giao dịch buôn bán.</P>
<P>Thực hiện chính sách trợ giá mua cho người sản xuất đối với một số sản phẩm quan trọng, đặc biệt là sản phẩm phục vụ xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Uỷ ban Vật giá Nhà nước cùng các Bộ liên quan xây dựng mức trợ giá mua sản phẩm và trình Hội đồng Bộ trưởng vào quý II năm 1990.Điều 17. Đẩy mạnh công tác xuất, nhập khẩu và mở rộng các hình thức hợp tác kinh tế với nước ngoài trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch ở miền núi.</P>
<P>Nhân dân giáp biên giới được trao đổi qua biên giới các sản phẩm hàng hóa thông dụng theo các quy định của Nhà nước về thuế và quản lý xuất, nhập khẩu.</P>
<P>Các tổ chức hoặc đơn vị kinh tế thuộc các tỉnh giáp biên giới được phép tổ chức xuất, nhập khẩu trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân của nước láng giềng theo hướng dẫn của Bộ Kinh tế đối ngoại. Đối với các tỉnh có cửa khẩu lớn, chính quyền địa phương được phép tổ chức tổng đại lý giao dịch xuất, nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Kinh tế đối ngoại.</P>
<P>Khuyến khích các tổ chức kinh tế và cá nhân nhập các tư liệu, công cụ và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu trong nước không có đủ hoặc vận chuyển từ miền xuôi lên kém hiệu quả. Nhà nước miễn hoặc giảm thuế xuất, nhập khẩu cho những mặt hàng này.</P>
<P>Để bảo hiểm cho người sản xuất các loại nông, lâm sản xuất khẩu khi giá thị trường thế giới xuống, Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế xuất khẩu cho các sản phẩm này. Vật tư, thiết bị nhập về bằng ngoại tệ thu được do xuất khẩu các sản phẩm trên cũng được xét giảm thuế nhập khẩu. Bộ Kinh tế đối ngoại nghiên cứu thành lập một số hiệp hội hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chính của miền núi.</P>
<P>Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan lập đề án danh mục cụ thể các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu, mức giảm và miễn thuế xuất, nhập khẩu, chế độ mậu dịch biên giới, và quy chế hải quan các hoạt động xuất, nhập khẩu trình Hội đồng Bộ trưởng trong quý II năm 1990.Điều 18. Các tổ chức và tư nhân nước ngoài được khuyễn khích đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp, khai khoáng, công nghiệp, chế biến, tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng, thương nghiệp, dịch vụ và du lịch ở miền núi theo Luật Đầu tư nước ngoài, ngoài ra, được hưởng chính sách ưu đãi tùy theo vùng và lĩnh vực. Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cùng các ngành liên quan nghiên cứu chính sách cụ thể trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.</P>
<P>Các Bộ và cơ quan quản lý dành ưu tiên quỹ viện trợ của các tổ chức quốc tế, các chương trình hợp tác quốc tế của mình cho miền núi và giúp đỡ các địa phương sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này.Điều 19. Tổng cục Du lịch và Uỷ ban nhân dân các tỉnh lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành du lịch ở miền núi. Trước mắt xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tập trung vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp các điểm du lịch Đà Lạt, Hạ Long, Tam Đảo, Sa Pa, Côn Đảo, Điện Biên, Trường Sơn.... và lập đề án xây dựng thêm một số điểm du lịch. Khuyến khích huy động các nguồn vốn trong nước, được hợp tác với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các điểm du lịch theo Luật Đầu tư nước ngoài của Nhà nước.Điều 20. Nhà nước tăng vốn ngân sách cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình không thu hồi vốn, thu hồi một phần vốn. Vốn cho vay với lãi xuất thấp thông qua cơ quan ngân hàng để đầu tư cho các công trình có thời gian thu hồi vốn dài; vốn tín dụng ngân hàng cho vay để đầu tư các công trình có hiệu quả kinh tế và có thời gian thu hồi vốn ngắn với lãi suất ưu đãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.</P>
<P>Ngoài các nguồn thu cố định dành 100% cho ngân sách địa phương đã ghi trong điểm 1 mục B của Nghị quyết số 186-HĐBT ngày 27-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng, các tỉnh miền núi đươc giữ lại 100% thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp và một tỷ lệ từ 30-50% thu quốc doanh nộp ngân sách của các xí nghiệp quốc doanh Trung ương đóng trên địa bàn để bổ sung ngân sách địa phương, trường hợp thu không đủ chi thì Nhà nước điều tiết đủ theo kế hoạch đã duyệt.</P>
<P>Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thi hành các quy định trên.</P></FONT>
<P>IV - Về khoa học, kỹ thuật.</P><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 21. </FONT><FONT face="Times New Roman">Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng các ngành tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các cơ sở trạm, trại, trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật ở miền núi để có quy hoạch, kế hoạch củng cố, tăng cường các cơ sở này, xây dựng mới cho các năm sau. Việc rà soát này phải xong trong quý III năm 1990.</P>
<P>Trước mắt các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm phải gắn với sản xuất ở mỗi vùng, nhằm đưa nhanh vào sản xuất các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, phương thức nông lâm kết hợp và kỹ thuật tưới, tiêu nước, bảo vệ thực vật, thú ý, và các công nghệ mới về chế biến nông lâm sản.</P>
<P>Khuyến khích các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học và các trường đại học, các trường đào tạo cán bộ, cá nhân các nhà khoa học, nghệ nhân lên miền núi nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trên cơ sở hợp đồng kinh tế hai bên cùng có lợi. Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước cùng các Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp và các ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu chính sách cụ thể trình Hội đồng Bộ trưởng trong quý II năm 1990, xây dựng và thực hiện các chương trình tiến bộ kỹ thuật đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi.</P></FONT><I>
<P align=center>Phần II -<FONT face="Times New Roman" size=2> </FONT></I><FONT face="Times New Roman"><B>VỀ QUAN HỆ SẢN XUẤT</P></FONT></B><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 22. </FONT><FONT face="Times New Roman">Điều chỉnh hợp lý quan hệ sản xuất và đổi mới quản lý để giải phóng sức sản xuất, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế ở miền núi. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ gia đình và cá thể, tư nhân, giữa đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc ít người nhằm đoàn kết, tương trợ nhau cùng xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đổi mới và củng cố các hình thức kinh tế tập thể và phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. Các nông, lâm trường phải vươn lên giữ vai trò nòng cốt trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đối với những khâu và những lĩnh vực then chốt.Điều 23. Các nông, lâm trường quốc doanh có nhiệm vụ vừa sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, vừa tổ chức dịch vụ cho các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt phải chuyển mạnh hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh sang làm tốt khâu dịch vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn; mở rộng kinh doanh tổng hợp, cùng các thành phần kinh tế khác đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về nước, giống, vật tư, công cụ sản xuất, bảo vệ thực vật, thú y, sửa chữa thiết bị, máy móc... chế biến nông, lâm sản.</P>
<P>Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh khẩn trương xác định quy mô diện tích thích hợp cho các nông, lâm trường (cả trên bản đồ và trên thực địa), bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các nông, lâm trường quốc doanh (cả Trung ương và địa phương), các trạm, trại nông nghiệp. Phân loại, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của từng đơn vị để chuyển sang hạch toán kinh doanh, đóng vai trò trung tâm về tổ chức sản xuất, quản lý có hiệu quả, phổ biến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật và những người làm nông, lâm nghiệp giỏi cho các thành phần kinh tế khác trong vùng.</P>
<P>Giao lại cho chính quyền địa phương phần diện tích dôi ra do xác định lại quy mô các nông, lâm trường để địa phương giao cho cá nhân hoặc đơn vị khác sử dụng. Diện tích nằm trong quy hoạch của đơn vị sau khi xem xét lại, nếu đơn vị chưa có điều kiện đưa vào sử dụng, đơn vị được phép cho nhân dân quanh vùng làm khoán theo sự thỏa thuận giữa hai bên.</P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 24. </FONT><FONT face="Times New Roman">Các nông, lâm trường quốc doanh làm ăn thua lỗ kéo dài, khó có khả năng củng cố thì kiên quyết chuyển sang hình thức kinh tế tập thể, cá thể hoặc tư nhân để tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu qủa hơn. Các Bộ chủ quản có trách nhiệm chỉ đạo việc đánh giá đúng đắn giá trị các tài sản hiện có để bán lại hoặc đấu thầu, tiền thu được phải trả nợ các khoản vay, phần còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.Điều 25. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Tổng cục Cao su, Uỷ ban nhân dân tỉnh miền núi chọn một số nông, lâm trường hoặc quốc doanh dịch vụ có đủ điều kiện để làm thí điểm việc chuyển cơ sở quốc doanh sang dạng xí nghiệp cổ phẩn dưới các hình thức thích hợp.Điều 26. Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện chỉ đạo các hợp tác xã nông, lâm nghiệp đã hoạt động tương đối có nền nếp, sản xuất kinh doanh có hiệu quả tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, chuyển sang sản xuất hàng hóa.</P>
<P>Đối với những hợp tác xã sản xuất kinh doanh kém, thua lỗ đã kéo dài, tập thể xã viên bàn bạc để quyết định chuyển sang quy mô và các hình thức thích hợp như vần công, đổi công, tổ đoàn kết, tập đoàn sản xuất...</P>
<P>Các hợp tác xã và tổ chức kinh tế tập thể khác ở miền núi cần vận dụng rộng rãi cơ chế khoán hộ phù hợp với đặc điểm từng dân tộc và điều kiện kinh tế tự nhiên ở từng nơi.</P>
<P>Đối với vùng cao hẻo lánh, điều kiện sản xuất phân tán, khó khăn thì hình thức kinh tế hộ nông dân là phổ biến.</P>
<P>Đối với đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, Uỷ ban nhân dân huyện, xã phải gắn công tác vận động định canh, định cư với giao đất, giao rừng, xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt, hướng dẫn đồng bào sản xuất, cải thiện đời sống. Vận động đồng bào đang sinh sống trong các "nhà dài" tự nguyện tách thành từng hộ riêng, gắn với xây dựng các cụm dân cư, từng bước chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, việc này phải thực hiện kiên trì, tuyệt đối không được áp đặt.</P>
<P>Các hợp tác xã đã nhận đất, nhận rừng và tổ chức kinh doanh chung cần vận dụng triệt để cơ chế giao và khoán đất, rừng cho hộ gia đình theo khả năng của họ trên nguyên tắc thật sự dân chủ, công khai.Điều 27. Kinh tế hộ gia đình, cá thể, tư nhân là hình thức thích hợp để phát triển kinh tế hàng hóa ở miền núi theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước khuyến khích các hộ gia đình ở miền núi và các hộ từ miền xuôi lên miền núi nhận đất, nhận rừng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, mở mang ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và làm dịch vụ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình, cá thể, tư nhân được Nhà nước bảo hộ.Điều 28. </FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>Á</FONT><FONT face="Times New Roman">p dụng rộng rãi cơ chế khoán hộ (hoặc đấu thầu) trong tất cả các thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể... kể cả lúa, mầu, cây công nghiệp, chăn nuôi, ngành nghề và rừng theo nguyên tắc hộ xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ.</P>
<P>Thời gian giao khoán hoặc đấu thầu đối với đất trồng cây hàng năm được giao, ổn định 15 năm; cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm giao ổn định từ 30-50 năm. Hết thời hạn giao hoặc đấu thầu nếu chủ sử dụng muốn làm tiếp sẽ được ưu tiên giao lại để sử dụng.</P>
<P>Các hộ nhận khoán được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được quyền thừa kế, chuyển nhượng các tài sản và sản phẩm đã đầu tư trên đất được giao; được quyền tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp nông - lâm nghiệp theo phương hướng quy hoạch của vùng và bảo đảm thựchiện hợp đồng giao, nhận khoán. Nhà nước không chủ trương quốc hữu hóa các tài sản đó, trừ trường hợp do yêu cầu an ninh, quốc doanh phải thu lại thì Nhà nước bồi hoàn theo thời giá. Việc thành lập các tổ chức kinh doanh tập thể phải do nông dân tự nguyện; tránh áp đặt dưới mọi hình thức.</P>
<P>Những vùng đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt, rừng đầu nguồn xung yếu và các diện tích khác chưa có người nhận để quản lý kinh doanh thì giao cho lâm, nông trường quản lý kinh doanh (trừ các khu rừng quốc gia) hoặc giao chính quyền xã quản lý, bảo vệ.</P></FONT><I><STRONG>
<P align=center><B>Phần III -<FONT face="Times New Roman" size=2> </FONT></I><FONT face="Times New Roman"><B>VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI</P></FONT></B>
<P>I - Về giáo dục</P>
<P><FONT face="Times New Roman">Điều 29. </FONT><FONT face="Times New Roman">Nhà nước dành ưu tiên về vốn đầu tư cho việc xây dựng trường lớp, cung cấp thiết bị trường học, đào tạo giáo viên, bảo đảm yêu cầu phát triển giáo dục cho con em đồng bào dân tộc.</P>
<P>Bộ Giáo dục có kế hoạch cụ thể tổ chức lại hệ thống trường phổ thông cơ sở ở miền núi. Nhà nước đầu tư vốn xây dựng trường con em dân tộc nội trú và hỗ trợ vốn xây dựng trường xã ở vùng cao, hẻo lánh. Uỷ ban nhân dân địa phương tạo điều kiện và vận động đồng bào dân tộc ít người khuyến khích con em mình đi học, phấn đấu phổ cập cấp I cho lứa tuổi thanh, thiếu niên và cán bộ cơ sở theo chương trình phù hợp, củng cố và mở rộng các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực, các trường dạy nghề, các lớp dự bị dành riêng cho học sinh người dân tộc cho phù hợp và có hiệu quả.</P>
<P>Bộ Giáo dục phối hợp với các tỉnh miền núi có biện pháp cụ thể để trong khoảng thời gian từ 1991-1995 căn bản giải quyết xong nạn mù chữ cho đối tượng dưới 35 tuổi, nhất là thanh, thiếu niên và cán bộ cốt cán xã, bản; mở lớp và dành kinh phí bồi dưỡng sư phạm cho học sinh người dân tộc đã học hết cấp I (mà không theo học tiếp) để làm giáo viên thanh toán nạn mù chữ ở từng xã, bản.</P>
<P>Thực hiện chính sách miễn học phí, cho mượn sách giáo khoa đối với học sinh người dân tộc và đối với con em các gia đình miền xuôi lên lập nghiệp tại miền núi mà đời sống có nhiều khó khăn.</P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P>Ở</FONT><FONT face="Times New Roman"> những nơi có điều kiện thuận lợi, có thể vận dụng hình thức tổ chức các trường "vừa học, vừa làm", trường dân lập.Điều 30. Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ Y tế có trách nhiệm củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở miền núi theo hướng đổi mới nội dung và chương trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế và đối tượng học sinh miền núi.</P>
<P>Các trường đại học, trường công nhân kỹ thuật của các ngành Trung ương có kế hoạch mở các lớp riêng cho học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người, nhất là vùng cao để đào tạo cho phù hợp và có hiệu quả cao. Chú ý tuyển sinh người dân tộc theo địa chỉ, học xong trở về địa phương phục vụ.</P>
<P>Ngoài chế độ hiện hành, học sinh các trường đại học và cao đẳng là dân tộc ít người được nhận học bổng gấp 1,5 lần mức quy định chung và được cấp tiền tàu xe về thăm gia đình mỗi năm hai lần, những học sinh người dân tộc học xuất sắc được nhận học bổng gấp 2 lần mức quy định chung.</P>
<P>Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi cùng các trường đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương, các viện nghiên cứu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và trình độ quản lý từng vùng. Học viên các lớp này được trợ cấp học bổng như đối với học sinh của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.</P></FONT>
<P>II - Về y tế.</P><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 31. </FONT><FONT face="Times New Roman">Tăng mức đầu tư để nâng cao một bước công tác y tế ở các tỉnh miền núi.</P>
<P>Bộ Y tế phối hợp với các địa phương miền núi có kế hoạch củng cố, mở rộng màng lưới y tế cơ sở từ xã đến bản, phát triển phòng khám đa khoa khu vực (liên xã), mở rộng hoạt động các đội y tế lưu động để đưa công tác phòng bệnh, trị bệnh, cung ứng thuốc đến từng bản hoặc cụm dân cư, từng bước tăng cường khả năng của các trung tâm y tế huyện. Tăng thêm thiết bị, phương tiện cần thiết, ưu tiên cung ứng đủ, kịp thời các loại thuốc phòng, chống dịch và các bệnh xã hội, các bệnh thông thường; chú trọng thuốc phòng và điều trị các bệnh bướu cổ, sốt rét, phong... Tiền thuốc phòng, chống dịch và các bệnh xã hội, tiền giảm giá bán muối trộn i ốt do vốn ngân sách Trung ương cấp, giao cho Bộ Y tế phân bố và quản lý việc sử dụng cho có hiệu quả.</P>
<P>Đào tạo và bổ túc cho đủ số cán bộ y tế cần thiết ở xã và bản, phấn đấu đến năm 1995 có đủ cán bộ y tế, nữ hộ sinh ở các bản hoặc liên bản, chú trọng vùng cao, biên giới. Cán bộ y tế xã và bản vùng cao được tính vào biên chế Nhà nước.Điều 32. Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương phát hiện, thẩm định, xác nhận các lương y có phương thuốc gia truyền quý giá. Khuyến khích họ và các cán bộ y tế có điều kiện mở các phòng khám và chữa bệnh, cửa hàng bán thuốc.</P>
<P>Khuyến khích các cơ sở và cá nhân gây trồng, thu hái và chế biến các dược liệu tại chỗ. Các lương y và cán bộ y tế tổ chức sản xuất, chế biến thuốc từ dược liệu địa phương được miễn thuế từ 3-5 năm.</P></FONT>
<P>III - Về văn hóa thông tin</P>
<P><FONT face="Times New Roman">Điều 33. </FONT><FONT face="Times New Roman">Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin soạn thảo sớm các chính sách văn hóa đối với các dân tộc thiểu số trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Trước mắt, giúp đỡ các tỉnh, các huyện miền núi kinh phí xây dựng các trạm tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt nam, Đài Truyền hình Trung ương.</P>
<P>Các địa phương cần có kế hoạch tăng thêm các buổi phát thanh sóng ngắn, nhất là các buổi phát thanh bằng tiếng dân tộc, đồng thời chú trọng cải tiến và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương cho phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào dân tộc.</P>
<P>Tổ chức sản xuất và bán rộng rãi các loại ra-đi-ô, loa thông dụng, cung ứng đủ pin cho nhân dân miền núi.</P>
<P>Nhà nước sẽ tăng kinh phí cho việc khai thác các hoạt động văn hóa cổ truyền của các dân tộc ít người, khôi phục, và phát triển các đội văn nghệ nghiệp dư, đội chiếu bóng lưu động (từng bước trang bị vi-đê-ô và băng ghi hình) có thuyết minh bằng tiếng dân tộc và tiếng phổ thông. Các tỉnh cần cải tiến để nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức báo địa phương, bản tin để phục vụ có hiệu quả đến từng bản. Các đài địa phương chú trọng việc giới thiệu các cá nhân, hộ gia đình, bản làng về cách làm ăn giỏi, xây dựng nông thôn mới ở trong vùng để đồng bào học tập.</P>
<P>Bộ Văn hóa phối hợp với các tỉnh, huyện miền núi tổ chức sưu tầm, xuất bản các truyện dân gian vùng dân tộc, các truyền thống đấu tranh cách mạng, bảo vệ các di tích lịch sử, di tích cách mạng, xây dựng các phòng hoặc nhà bảo tàng trong địa phương để giáo dục truyền thống cho nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên.</P></FONT><I>
<P align=center>Phần IV - </I><FONT face="Times New Roman"><B>VỀ CÁN BỘ</P></B></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 34. </FONT><FONT face="Times New Roman">Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại chỗ (gồm cả cán bộ người dân tộc và người Kinh), khuyến khích cán bộ miền xuôi (kể cả cán bộ các ngành Trung ương và địa phương) lên công tác lâu dài ở miền núi.</P>
<P>Để khuyến khích cán bộ nói chung công tác ở miền núi, Hội đồng Bộ trưởng quyết định một số chủ trương mới như sau:</P>
<BLOCKQUOTE>- Nâng mức phụ cấp khu vực cho cán bộ công tác tại vùng cao, biên giới, hải đảo và nơi có nhiều khó khăn của miền núi, có phân rõ mức độ phụ cấp cho cán bộ công tác ở huyện, xã, bản: nâng mức phụ cấp khu vực 25% hiện nay lên đến 35% và mức 20% lên đến 25%. </BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>- Cán bộ hành chính, sự nghiệp công tác tại vùng cao, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều khó khăn và những cán bộ tham gia hai cuộc kháng chiến và các cán bộ người dân tộc có thời gian công tác trên 15 năm được hưởng phụ cấp thâm niên. </BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>- Thực hiện chính sách trợ cấp một lần cho công nhân, viên chức học sinh mới ra trường quê ở miền xuôi lên công tác ở miền núi, cho các cán bộ người dân tộc đang công tác ở xã được điều lên công tác ở huyện, tỉnh với số tiền đủ mua (theo thời giá) 1 áo bông, 1 chăn bông, 1 màn cá nhân. </BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>- Cán bộ đã công tác ở miền núi được tính thêm hệ số thời gian công tác theo chế độ hiện hành. Đối với những cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền núi, khi nghỉ hưu hoặc mất sức muốn trở về quê cũ thì chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến có trách nhiệm giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển và sắp xếp nơi ăn, ở và đăng ký hộ khẩu. </BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>- Cán bộ, công nhân viên chức công tác ở miền núi được cấp đất làm nhà, làm kinh tế gia đình theo chính sách của Nhà nước và được vay vốn làm nhà với lãi suất ưu đãi và trả dần trong một số năm. </BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>- Ưu tiên phân bố chỉ tiêu đi học tập, tham quan, chữa bệnh hay hợp tác lao động ở các nước ngoài. </BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>- Nâng mức sinh hoạt phí của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và cán bộ tương đương ở vùng cao bằng mức lương của Trưởng ngành huyện. Ban Tổ chức của Chính phủ quy định chức danh và mức trợ cấp cho Trưởng bản ở những xã vùng cao của miền núi. </BLOCKQUOTE>
<P>Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức của Chính phủ quy định địa bàn và hướng dẫn việc thực hiện các chính sách nói trên.</P><I>
<P align=center><B>Phần V -</I></B></FONT><I><FONT face="Times New Roman" size=2> </FONT></I><FONT face="Times New Roman"><B>TỔ CHỨC THỰC HIỆN</P></FONT></B><FONT face="Times New Roman">
<P>Điều 35. </FONT><FONT face="Times New Roman">Các ngành Trung ương và các địa phương căn cứ vào những quy định trên đây, với chức năng được phân công, khẩn trương xây dựng các chính sách, quy định cụ thể và văn bản hướng dẫn thực hiện trình Hội đồng Bộ trưởng đúng thời gian quy định để tổ chức thực hiện trong năm 1990.Điều 36. Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi, tỉnh và huyện có miền núi, các ngành Trung ương có liên quan chủ động rà soát lại các lĩnh vực, lựa chọn các công việc cấp bách bổ sung vào kế hoạch năm 1990, tiếp tục xây dựng các dự án, đề án kinh tế kỹ thuật cho từng vùng, từng địa phương, từng ngành để tổ chức thực hiện trong các năm sau.Điều 37. Hội đồng Bộ trưởng phân công một đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, mỗi ngành ở Trung ương phân công một đồng chí lãnh đạo cấp phó và có một nhóm cán bộ chuyên trách gọn, nhẹ để chỉ đạo, theo dõi, giám sát, và đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.</P>
<P>Các tỉnh, huyện miền núi thì đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trực tiếp điều hành việc thực hiện Quyết định này.Điều 38. Quyết định này áp dụng cho tất cả các tỉnh miền núi, hải đảo, các huyện, xã miền núi thuộc các tỉnh khác của cả nước.</P>
<P>Các ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phải tổ chức quán triệt đầy đủ và sâu sắc Quyết định này đến toàn thể cán bộ, nhân dân, và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.</P></FONT>
<TABLE cellSpacing=0 width="100%" border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD vAlign=center width="50%">
<P align=center></P></TD>
<TD vAlign=center width="50%"><B><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><B>TM. HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG<B><BR>KT. CHỦ TỊCH<BR>PHÓ CHỦ TỊCH</P></FONT></B><FONT face="Times New Roman"><STRONG>
<P align=center>Đã ký: Võ Văn Kiệt</STRONG></FONT></P></B></B></TD></TR></TBODY></TABLE></B></STRONG></B></B></B></B></B>