Số ký hiệu văn bản

712/TTg

Loại văn bản Quyết định
Ngày ban hành 30/08/1997
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Quyết định Số 712/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc (thời kỳ 1996 - 2010)
Cơ quan ban hành
  • Chính Phủ
Lĩnh vực văn bản
  • Lĩnh vực khác
Người ký
<P align=center><FONT face="Times New Roman"><FONT size=4><b>QUYẾT ĐỊNH<BR></FONT></b><FONT size=3><b>Số 712/TTg ngày 30-8-1997 của Thủ tướng Chính phủ<BR></FONT></b></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2></P>
<P align=center><b>PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<BR>VÙNG TÂY BẮC THỜI KỲ 1996 - 2010</FONT></b><FONT face=Arial size=2><BR></FONT></B><FONT face="Times New Roman" size=2>______</P></FONT>
<P align=center><FONT face="Times New Roman" size=3><b>THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ</FONT></P></B><FONT face="Times New Roman">
<BLOCKQUOTE>- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; </BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1708/NN-KH/CV ngày 23 tháng 5 năm 1997 và đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại công văn số 4544/HĐTĐ ngày 25 tháng 7 năm 1997. </BLOCKQUOTE></FONT>
<P align=center><FONT face="Times New Roman" size=3><B>QUYẾT ĐỊNH:</FONT></P></B><FONT face="Times New Roman">
<P align=justify><b>Điều 1</b></FONT></B><FONT face="Times New Roman">. Phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996-2010 với những nội dung chủ yếu sau:</FONT></P><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=left><b>I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.</P></FONT></B><FONT face="Times New Roman">
<P align=justify>Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng:</P>
<P align=justify>- Khai thác hiệu quả các thế mạnh nông, lâm nghiệp, tài nguyên, khoáng sản, du lịch, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, tăng nguồn thu ngân sách của từng địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.</P>
<P align=justify>- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, dưới sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, nhằm tạo ra thị trường ở các địa phương trong vùng gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu.</P>
<P align=justify>- Bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc, nâng cao nguồn lực và dân trí của đồng bào các dân tộc.</P>
<P align=justify>- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc bảo đảm môi trường sinh thái. Bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm hạn chế những thiệt hại do lũ lụt gây ra.</P>
<P align=justify>- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường an ninh quốc phòng trong vùng.</P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=left><b>II. NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN.</P></b></FONT><I><FONT face="Times New Roman">
<P align=justify><b><i>1. Về kinh tế.</P></FONT></I></B></i><FONT face="Times New Roman">
<P align=justify>Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ nay đến năm 2000 là 9%, phấn đấu tăng lên 11% thời kỳ 2001-2010.</P>
<P align=justify>Phấn đấu đến năm 2000, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 230 USD và năm 2010 đạt khoảng 518 USD, với cơ cấu phát triển đến năm 2000 công nghiệp chiếm 35,4%, dịch vụ 23,9% nông nghiệp 29,9%, xây dựng chiếm 10,8% và đến năm 2010 công nghiệp đạt 40,7%; dịch vụ chiếm 31,2% nông lâm nghiệp chiếm 18% và xây dựng chiếm 10,1%.</P>
<P align=justify>Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người thời kỳ 1996-2000 là 11,0 USD, thời kỳ 2001-2010 là 64,0 USD.</P>
<P align=justify>Tới năm 2000 cơ bản xóa xong hộ đói và giảm xuống còn 10% hộ nghèo vào năm 2010.</P><B><I>
<P align=justify>2. Về xã hội.</P></I></B>
<P align=justify>Bước đầu sắp xếp lại và ổn định dân cư, giảm tỷ lệ tăng dân số xuống dưới 2,5 % vào năm 2000 và dưới 2,2 % vào năm 2010; phấn đấu đến năm 2010 có 70-80% dân số được dùng nước sạch, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng từ 42% hiện nay xuống còn 8% vào năm 2010; vào năm 2000, 80% dân số được nghe đài phát thanh quốc gia và 45% dân số được xem truyền hình; đến năm 2010 100% dân số được nghe đài phát thanh quốc gia và 80% dân số được xem truyền hình Trung ương; xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập văn hóa cấp II và một phần cấp III cho người lao động dưới 35 tuổi ở thị xã, khu công nghiệp; phổ cập nghề cho người lao động để tạo nguồn nhân lực; đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; xóa bỏ các bệnh tật như bướu cổ, sốt rét và các tệ nạn xã hội.</P><B><I>
<P align=justify>3. Về môi trường.</P></I></B>
<P align=justify>Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ; nâng độ che phủ chung lên 40% vào năm 2010; chống xói mòn, lũ lụt, hạn hán; bảo vệ môi trường về rừng, đất, nước.</P><B><I>
<P align=justify>4. Về an ninh quốc phòng.</P></I></B>
<P align=justify>Xây dựng hành lang biên giới, gắn việc củng cố, tăng cường an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội.</P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P><b>III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH.</P></b></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P align=justify><b><i>1. Về phát triển cơ sở hạ tầng.</P></FONT></I></B><FONT face="Times New Roman">
<P align=justify>Nâng cấp quốc lộ 6, trước mắt nâng cấp đoạn từ thị xã Hòa Bình đi thị xã Điện Biên - Lai Châu và các quốc lộ 37, 4D, 279, 12. Nâng cấp các trục đường tỉnh, đường huyết mạch quan trọng. Phát triển giao thông nông thôn, đến năm 2010 phấn đấu 100% số xã có điều kiện mở được đường ô tô thì mở đường vào trung tâm xã, những xã quá khó khăn thì mở đường để ngựa và xe thồ có thể đi lại dễ dàng.</P>
<P align=justify>Cải tạo đường thủy, nâng cấp các cảng sông chuyên dùng như Vạn Yên, Tà Hộc, Sơn La.</P>
<P align=justify>Cải tạo và nâng cấp các sân bay hiện có.</P><I>
<P align=justify>Về bưu điện</I>: Phát triển với tốc độ cao và hiện đại. Từ nay đến năm 2000 nâng cấp hệ thống truyền dẫn hiện có sang mạch số hóa, đủ dung lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài vùng thuận lợi, chính xác.</P><I>
<P align=justify>Về lưới điện</I>: Đến năm 2010 phấn đấu 100% số xã có lưới điện quốc gia, kết hợp giữa phát triển lưới điện quốc gia với phát triển thủy điện vừa và nhỏ, cực nhỏ theo qui mô bản, hộ gia đình, phấn đấu đến năm 2010 có 70% số dân được dùng điện.</P><I>
<P align=justify>Về thủy lợi, cấp nước</I>. Khôi phục nhanh rừng đầu nguồn, bảo vệ các nguồn nước trên các hồ, đầm, ao, sông, suối. Sửa chữa và xây dựng mới một số đập thủy lợi để chủ động nước tưới cho lúa, các cây công nghiệp, cây ăn quả, tiến tới 100% số dân đô thị và 70% số dân nông thôn được dùng nước sạch.</P><B><I>
<P align=justify>2. Về công nghiệp.</P></I></B>
<P align=justify>Hướng phát triển mạnh vào các ngành chủ yếu như công nghiệp điện (thủy điện lớn, vừa và nhỏ); công nghiệp chế biến lâm sản; công nghiệp khai thác khoáng sản; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp ở các khu đô thị và nông thôn. Cần nâng cấp cải tạo các xí nghiệp hiện có và từng bước xây dựng thêm các xí nghiệp mới theo hướng hiện đại hóa để sản phẩm có sức cạnh tranh, tạo thị trường tiêu thụ ổn định.</P><B><I>
<P align=justify>3. Về nông, lâm nghiệp.</P></I></B>
<P align=justify>Kết hợp giữa thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích. Tập trung vào thâm canh lúa nước, ngô giống mới, giảm dần diện tích nương rẫy; cây công nghiệp tập trung vào các loại như đậu tương, chè, cà phê, bông, dâu tằm. Chăn nuôi gia súc tập trung vào trâu, bò sữa, lợn. Trong lâm nghiệp: thực hiện giữ rừng, bảo vệ rừng hiện có và trồng rừng mới. Tận dụng các diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm cho người lao động.</P><B><I>
<P align=justify>4. Về thương mại và du lịch.</P></I></B>
<P align=justify>Phát triển các trung tâm thương mại ở các cửa khẩu, phát triển các chợ nông thôn ở cụm xã, củng cố thương nghiệp quốc doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế khác trong các hoạt động thương nghiệp. Phát triển các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm xã hội... để huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của từng địa phương, tôn tạo mở rộng các khu di tích lịch sử để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.</P><B><I>
<P align=justify>5. Về giáo dục - đào tạo</I></B>.</P>
<P align=justify>Củng cố và phát triển thêm trường nội trú để thu hút con em các dân tộc ít người, nghiên cứu để thành lập trường Đại học đa ngành ở Sơn La, mở đại học tại chức và trường dạy nghề ở các tỉnh.</P><B><I>
<P align=justify>6. Về y tế</I></B>.</P>
<P align=justify>Nâng cấp bệnh viện tỉnh, huyện, các trạm đa khoa khu vực và các trạm xá của các cơ quan, các xã. Tăng cường cán bộ y tế; thiết bị và dụng cụ y tế cho các huyện; tổ chức các đội y tế lưu động để đủ sức khám và chữa bệnh cho đồng bào.</P><B><I>
<P align=justify>7. Về văn hóa thể thao</I></B>.</P>
<P align=justify>Duy trì và bảo tồn văn hóa cổ truyền của các dân tộc, xây dựng văn hóa cộng đồng làng, bản, xã lành mạnh. Tổ chức phong trào thể dục, thể thao truyền thống quần chúng, lựa chọn môn thể thao đặc thù của từng vùng để phát triển.</P></FONT><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=justify><B>IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.</P></FONT></B><FONT face="Times New Roman">
<P align=justify>Để thực hiện quy hoạch phải có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, các tỉnh vùng Tây bắc phải thể hiện và cụ thể hóa các phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quy hoạch vùng và quy hoạch của từng tỉnh trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm bằng các chương trình, các dự án cụ thể. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng (đặc biệt là giao thông), tiếp đến là đầu tư giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực xã hội.</P>
<P align=justify>Cụ thể hóa các giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ và môi trường... bằng cơ chế chính sách phù hợp với từng tỉnh nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nêu trong quy hoạch.</P><B>
<P align=justify>Điều 2. </B>Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng Tây bắc phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể 5 năm và hàng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển trên địa bàn lãnh thổ từng tỉnh.</P>
<P align=justify>Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng Tây bắc phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình và các dự án.</P>
<P align=justify>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan thường xuyên nắm tình hình, theo dõi, nghiên cứu điều chỉnh nội dung quy hoạch này cho phù hợp với thực tiễn hàng năm.</P><B>
<P align=justify>Điều 3.</B></FONT> <FONT face="Times New Roman">Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu có trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.</P></FONT>
<TABLE cellSpacing=0 width=100% border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD vAlign=top width="50%">
<P></P></TD>
<TD vAlign=top width="50%"><B><FONT face="Times New Roman" size=2>
<P align=center><b>THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ</P></FONT><FONT face="Times New Roman">
<P align=center><b>Đã ký: Võ Văn Kiệt</FONT></B></P></TD></TR></TBODY></TABLE>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.