Số ký hiệu văn bản

17/HĐBT

Loại văn bản Nghị định
Ngày ban hành 17/01/1992
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Cơ quan ban hành
  • Chính Phủ
Lĩnh vực văn bản
  • Lĩnh vực khác
Người ký
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>NGHỊ ĐỊNH<BR>Số 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng<BR>Về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng<BR>_____________</B></FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG</B></FONT></P>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/7/1981;</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19/8/1991;</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp;</FONT> </P></BLOCKQUOTE>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>NGHỊ ĐỊNH</B></FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2>CHƯƠNG I<BR>NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 1:</B> Luật bảo vệ và phát triển rừng điều chỉnh những quan hệ mà chủ yếu tác động trực tiếp đến rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp. Rừng tự nhiên bao gồm rừng gỗ và rừng tre, nứa ở các cấp tuổi khác nhau, kể cả rừng non đang được phục hồi. Rừng trồng bao gồm rừng trồng bằng vốn của Nhà nước hoặc bằng vốn không phải của Nhà nước, do các tổ chức, cá nhân gây trồng trên đất lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Những dải cây, hàng cây, cây lâm nghiệp trồng tập trung hoặc trồng phân tán trên đất không phải là đất lâm nghiệp, không kể bằng nguồn vốn nào đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ và phát triển rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đối với đất lâm nghiệp, Luật bảo vệ và phát triển rừng chỉ điều chỉnh khi có liên quan trực tiếp đến rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đối với việc chế biến, lưu thông, tiêu thụ lâm sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng chỉ điều chỉnh khi cần xác định nguồn gốc lâm sản có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Những hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên trong phạm vi đất lâm nghiệp đều phải tuân theo những quy định có liên quan của Luật bảo vệ và phát triển rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 2:</B> Nhà nước thống nhất quản lý rừng, đất trồng rừng bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch, quy hoạch và các chế độ, thể lệ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Nhà nước thực hiện phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để quản lý, bảo vệ, xây dựng và sản xuất, kinh doanh ổn định lâu dài.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 3:</B> Rừng tự nhiên, rừng được gây trồng bằng vốn của Nhà nước đã giao hoặc chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào quản lý, sử dụng đều thuộc sở hữu của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng làng, rừng bản thuộc quyền sở hữu công cộng của làng, bản theo quy định của pháp luật. Khi làng, bản đó chuyển đi nơi khác thì Nhà nước thu hồi và bồi hoàn thỏa đáng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Rừng do tổ chức, cá nhân gây trồng bằng vốn của mình thì sản phẩm thực vật rừng trên đất được giao thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân đã bỏ vốn. Khi chủ rừng là tổ chức bị giải thể, là cá nhân bị chế mà không có người thừa kế thì rừng, đất trồng rừng đó thuộc sở hữu của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 4: </B>Nhà nước chủ trương mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế trong nhiều mặt trong lĩnh vực lâm nghiệp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào việc trồng rừng, chế biến, tiêu thụ lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lâm nghiệp xã hội bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước để phát triển lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Bộ Lâm nghiệp xây dựng trình Hội đồng bộ trưởng ban hành những chính sách nói trên.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2>CHƯƠNG II<BR>QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ RỪNG, ĐẤT TRỒNG RỪNG</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 5: </B>Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong cả nước, nội dung gồm:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc điều tra, phúc tra xác định các loại rừng, phân định danh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã, theo dõi diến biến tình hình tài nguyên trong cả nước và ở từng địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch các vùng rừng giống trên phạm vi cả nước, lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trình Hội đồng bộ trưởng phê duyệt và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4/ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương hướng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, các quy phạm, quy trình kỹ thuật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>5/ Xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>6/ Phối hợp với Tổng cục Quản lý ruộng đất xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy chế giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>7/ Xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>8/ Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong, ngoài ngành lâm nghiệp về việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý, bảo vệ phát triển rừng, đất trồng rừng. Khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, xử phạt hoặc đề nghị xử phạt những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 6: </B>UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong phạm vi địa phương, nội dung gồm:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của Nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, đất trồng rừng và tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ ấy đối với mọi tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức của Trung ương đóng tại địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Chỉ đạo thực hiện chủ trương giao rừng, đất trồng rừng cho các thành phần kinh tế trong địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4/ Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng theo quy định của pháp luật.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 7:</B> Các Bộ, ngành ở Trung ương được Nhà nước giao quản lý sử dụng rừng, đất trồng rừng phải chấp hành đầy đủ những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và sự hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 8:</B> Nguyên tắc, thẩm quyền xác lập các khu rừng và giao rừng, đất trồng rừng đuợc quy định như sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B><I>1/ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định:</I></B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a- Xác lập các khu rừng phòng hộ có diện tích từ 20.000 ha trở lên hoặc nằm trên lãnh thổ của nhiều tỉnh, các Vườn quốc gia, các khu rừng bảo tồn thiên nhiên quan trọng và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Lâm nghiệp quản lý, xây dựng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b- Xác lập các khu rừng di tích văn hóa, lịch sử, khu rừng cảnh quan, du lịch có ý nghĩa quốc gia và giao cho các tổ chức thuộc ngành có liên quan thuộc UBND cấp tỉnh quản lý, xây dựng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c- Các khu rừng sản xuất quan trọng có diện tích từ 20.000 ha trở lên, các khu rừng đặc sản có diện tích từ 5.000 ha trở lên, các khu rừng giống quốc gia và giao cho các tổ chức Lâm nghiệp quốc doanh quản lý, kinh doanh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>d- Cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất, kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 1000 ha trở lên</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>e- Cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trồng rừng sản xuất để phát triển, kinh doanh rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B><I>2/ Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định:</I></B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a- Xác lập các khu rừng phòng hộ có quy mô diện tích dưới 20.000ha, các khu rừng di tích văn hóa, lịch sử, cảnh quan, du lịch ở địa phương sau khi có sự nhất trí của Bộ Lâm nghiệp hoặc các ngành có liên quan và giao cho các tổ chức thuộc Sở Lâm nghiệp hoặc sở khác có liên quan ở địa phương quản lý, xây dựng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b- Xác lập các khu rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 1.000 ha đến 20.000 ha, các khu rừng đặc sản dưới 5000 ha và giao cho các tổ chức lâm nghiệp quốc doanh hoặc các xí nghiệp, cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất quản lý, kinh doanh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c- Cho doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất, kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 100ha đến dưới 1.000 ha.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B><EM>3/ Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định:</EM></B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a- Giao cho mỗi hộ gia đình một diện tích rừng, đất trồng rừng để làm vườn rừng, sản xuất nông lâm kết hợp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b- Xác lập các khu rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích dưới 1.000 ha và giao cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc các tổ chức tập thể khác ở địa phương sản xuất kinh doanh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c/ Cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích dưới 100 ha.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 9: </B>Tổ chức, cá nhân được giao rừng, đất trồng rừng và những làng, bản hiện đang còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng mà không trái với Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý, sử dụng. Trường hợp trái với những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì UBND các cấp xem xét quyết định thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng, đất trồng rừng đã giao theo quy định tại điều 14 và điều 15 của Luật bảo vệ và phát triển rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 10:</B>&nbsp;</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp được quy định như sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Đối với rừng, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng giống quốc gia do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Thủ trưởng ngành có liên quan.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Đối với rừng, đất trồng rừng sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điểm b, khoản 3 điều 13 Luật đất đai.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Người sử dụng rừng, đất trồng rừng vào mục đích không phải lâm nghiệp phải đền bù, bồi hoàn cho Nhà nước hoặc cho chủ rừng theo thành quả lao động, kết quả đầu tư theo giá thị trường và theo hiện trạng rừng, đất trồng rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Việc chặt bỏ rừng phải tiến hành từng bước theo phương án, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có biện pháp, kế hoạch tận thu lâm sản.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2>CHƯƠNG III<BR>PHÁT TRIỂN RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG, ĐẤT TRỒNG RỪNG</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>A. RỪNG PHÒNG HỘ</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 11:</B> Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm cùng các ngành, địa phương có liên quan quy hoạch hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt; trên cơ sở đó, tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức ngành lâm nghiệp quản lý, xây dựng theo thẩm quyền quy định tại điều 8 Nghị định này.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Ban quản lý các khu rừng rừng phòng hộ có trách nhiệm xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc phương án quản lý, xây dựng rừng phòng hộ đó và tổ chức thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 12:</B> Việc quản lý, xây dựng rừng phòng hộ phải tuân theo những quy định sau đây:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn hoặc vùng xung yếu, phải có kế hoạch, biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, nhanh chóng gây trồng rừng trên đất trống.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Trong quá trình gây trồng,bảo vệ nuôi dưỡng rừng, được kết hợp kinh doanh các loại đặc sản rừng, động vật rừng, sản xuất nông-lâm kết hợp; được thu hái lâm sản phụ; được chặt tỉa cây ở những nơi mật độ quá dầy, hoặc cây già, cây sâu bệnh. Trường hợp khai thác gỗ phải thực hiện theo phương án, kế hoạch đã được Hội đồng bộ trưởng xét duyệt.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng phải có kế hoạch bảo vệ và phát triển tạo nên các dải rừng đầy kín, liền dải.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Khi rừng đã phát huy đầy đủ chức năng phòng hộ, được chặt tỉa cây hay khai thác theo thiết kế được duyệt. Sau khi khai thác, phải thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên hoặc trồng lại rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3/ Đối với rừng phòng hộ-môi sinh hoặc ở những rừng phòng hộ ít xung yếu, phải quy định cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng trong đó phải đảm bảo trên mỗi ha có 1 tỷ lệ nhất định loại cây sống lâu năm, không được khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 13: </B>Tổ chức, cá nhân khoán bảo vệ, gây trồng, nuôi dưỡng rừng phòng hộ được tận thu lâm sản, đặc sản thông thường theo chính sách của Nhà nước và được hưởng sản phẩm thu được do chính sách kết hợp tạo ra.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tổ chức, cá nhân được giao đất trồng để gây trồng rừng phòng hộ bằng vốn của mình có quyền sở hữu đối với sản phẩm thực vật rừng và được hưởng nguồn lợi động vật rừng thông thường. Nhưng việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng thông thường phải tuân theo quy chế rừng phòng hộ và điều lệ về săn bắt. Khi không còn yêu cầu hoặc khả năng sử dụng, chủ rừng được chuyển nhượng rừng đó cho Nhà nước và được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>B. RỪNG ĐẶC DỤNG</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 14:</B> Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành, địa phương có liên quan quy hoạch hệ thống rừng trong cả nước, bao gồm các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan du lịch; trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt; trên cơ sở đó tiến hành xác lập và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Lâm nghiệp hoặc các ngành, địa phương có liên quan để quản lý, xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Nghị định này.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật khu rừng đó và tổ chức việc thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 15:</B> Việc quản lý, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế rừng đặc dụng và luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>C. RỪNG SẢN XUẤT</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 16:</B> Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành, địa phương có liên quan quy hoạch hệ thống rừng sản xuất trong cả nước, trên cơ sở đó tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế theo thẩm quyền quy định tại điều 8 của Nghị định này để sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy mọi khả năng về lao động, vật tư, tiền vốn ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế lâm nghịêp, sản xuất nguyên liệu công nghiệp theo hướng thâm canh nông-lâm-ngư kết hợp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tùy theo mục đích kinh doanh và đặc điểm sinh thái của từng vùng, từng loại cây, Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư, ưu đãi về tín dụng hoặc miễn hay giảm thuế phù hợp. Bộ Lâm nghiệp cùng với các ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng các chính sách cụ thể trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 17:</B> Nhà nước thống nhất quản lý chất lượng hạt giống, cây giống, con giống và tập trung đầu mối nhập khẩu hạt giống vào ngành lâm nghiệp. Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm quy hoạch và xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia; tổ chức công tác nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhân giống.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 18:</B> Việc sử dụng rừng sản xuất phải tuân thủ những quy định sau đây:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1/ Đối với rừng tự nhiên, chủ rừng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn nguyên vẹn diện tích rừng được giao, có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và có biện pháp nâng cao năng suất rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Việc khai thác phải theo thiết kế khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải chấp hành đầy đủ quy phạm, quy trình khai thác; phải tận dụng cành ngọn, cây đổ, gãy trong rừng và phải dọn rừng, đóng cửa rừng sau khi khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2/ Đối với rừng trồng, chủ rừng phải có kế hoạch, gây trồng rừng theo quy hoạch lâm nghiệp từng vùng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Kế hoạch gây trồng rừng, phải bao gồm kế hoạch thâm canh, sản xuất nông-lâm-ngư kết hợp và các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, nâng cao độ phì của đất.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Việc khai thác rừng phải tuân theo phương án sản xuất kinh doanh hoặc luận chứng kinh tế-kỹ trhuật được duyệt; phải thực hiện các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng lại rừng sau khai thác.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2>CHƯƠNG IV<BR>TỔ CHỨC THỰC HIỆN</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 19:</B> Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng Luật bảo vệ và phát triển rừng ở tất cả các cấp, các ngành, trong cán bộ và nhân dân nhằm làm chuyển biến nhận thức yêu cầu cấp bách và quan trọng về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Các cơ quan thông tấn, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giải thích Luật bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ và nhân dân.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Bộ Giáo dục và đào tạo có kế hoạch đưa nội dung Luật bảo vệ và phát triển rừng vào chương trình giảng dạy của các trường ở mọi cấp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Các Bộ, ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích Luật bảo vệ và phát triển rừng trong ngành, đoàn thể, tổ chức mình.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 20:</B> Bộ Lâm nghiệp cùng với các bộ, ngành hữu quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xác định cụ thể diện tích, ranh giới, phạm vi đất lâm nghiệp trong cả nước và ở từng địa phương để có kế hoạch phân cấp trách nhiệm quản lý rừng, đất trồng rừng và tổ chức việc giao rừng, đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh theo quy định, kế hoạch của Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 21: </B>Bộ Lâm nghiệp và các Bộ, ngành hữu quan ra thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện ở địa phương mình Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản khác của Nhà nước về rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>Điều 22:</B> Các Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu tráh nhiệm thi hành Nghị định này.</FONT></P>
<P>
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=8 width="100%" border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD vAlign=center width="50%">
<P align=justify></P></TD>
<TD vAlign=top width="50%">
<P align=center><FONT face=Arial size=2>T/M HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG<BR>KT. CHỦ TỊCH<BR>PHÓ CHỦ TỊCH</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><B>Phan Văn Khải</B> <I>(Đã ký) </I></FONT></P></TD></TR></TBODY></TABLE></P>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.