<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>I. Tình hình thực hiện Quyết định 134 về hỗ trợ đất sản xuất và hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng văn bản hỗ trợ thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg:</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Để triển khai Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp cùng các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT để quy định về khai thác gỗ nhằm hỗ trợ nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22 /9/2005 về hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp nhà nước sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên;</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn, làng trong đó ưu tiên các đối tượng là đối tượng thuộc Quyết định 132/2002/QĐ-TTg và Quyết định 134/2002/QĐ-TTg tại các tỉnh Tây Nguyên;</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Từ thực tế chỉ đạo việc giải quyết đất đai cho các hộ đồng bào dân tộc Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi, đối với những địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp, theo chỉ đạo của Chính phủ tại công văn số5642/VPCP-ĐP ngày 04/10/2005 của Văn phòng Chính phủ về việc <I>thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, </I>Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam... nghiên cứu đề xuất, bổ xung một số chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các đối tượng Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tự mình vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan, dự thảo Quyết định của Thủ tướng được hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>2. Kết quả về giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo:</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Theo báo cáo của các địa phương, tổng số hộ trong diện đối tượng của Quyết định 134 cần hỗ trợ đất sản xuất là 237.616 hộ với tổng diện tích là 73.535 ha. Nhu cầu vốn hỗ trợ của nguồn ngân sách Trung ương của các địa phương để giải quyết đất sản xuất là 450,9 tỷ đồng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Kết quả thực hiện việc giao đất sản xuất cho đối tượng 134 trong thời gian qua là thấp. Theo số liệu tổng hợp của 46/51 tỉnh được cấp vốn thực hiện, tính đến tháng 6/2006, mới có 32.811 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và khó khăn được hỗ trợ đất sản xuất, đạt 14% tổng số hộ, với diện tích 11.500 ha, đạt 14%. Kinh phí cấp cho các địa phương để tạo quỹ đất sản xuất hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số mới chỉ có 41,58 tỷ đồng, đạt 9,2% nhu cầu vốn hỗ trợ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Kết quả thực hiện cụ thể ở các vùng như sau: vùng Đông Bắc đạt 32% về số hộ, 30% về diện tích và 20% về kinh phí; vùng Tây Nguyên đạt 31% hộ, 33% diện tích, 15% kinh phí; Tây Bắc đạt 16% hộ, 12% diện tích, 14% kinh phí; Bắc Trung Bộ đạt 7% hộ, 9% diện tích, 16% kinh phí; Duyên Hải Nam Trung bộ đạt 6% hộ, 12% diện tích, 9% kinh phí; Đông Nam Bộ đạt 10% hộ, 17% diện tích, 28% kinh phí. Riêng đối với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cho đến nay chưa thực hiện được việc giao đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vì chưa có chính sách <I>(hiện nay Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng - theo Công văn số 4958/VPCP-ĐP ngày 07/9/2006 của Văn phòng Chính phủ). </I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Một số địa phương đạt kết quả cao về việc giải quyết sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số như Đăk Nông đạt 72,6% về số hộ, 66% về diện tích; Đà Nẵng 67,9% hộ (thông qua giao đất lâm nghiệp); Quảng Trị 59,9%, 41,7% diện tích; Bình Phước 46,8% số hộ, 56,1% về diện tích.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Bên cạnh đó, có rất nhiều địa phương còn lúng túng trong việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc. Do vậy, trong gần 2 năm qua mới chỉ hoàn thành bước lập phương án giải quyết đất sản xuất, hoặc mới chỉ thực hiện việc giao đất cho một vài hộ như Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình, Cao Bằng ở miền núi phía Bắc; Ninh Bình ở Đồng bằng Sông Hồng; Thừa Thiên Huế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Như vậy, có thể khẳng định mục tiêu đặt ra trong Quyết định 134/2004/QĐ- TTg là "đến cuối năm 2006 phải cơ bản thực hiện xong các chính sách quy định tại Quyết định này" sẽ không thể đạt được đối với chính sách giao đất sản xuất. Đến nay, vẫn còn 204.805 hộ (chiếm 86% tổng số hộ) chưa được hỗ trợ về đất sản xuất, trong đó vùng Đông bắc với 29.621 hộ, Duyên hải Miền Trung 29.029 hộ, Bắc Trung Bộ 28.650 hộ, Tây bắc 24897 hộ, Tây Nguyên 20.489 hộ, Đông Nam bộ 7.467 hộ...</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>3. Phát triển nghề rừng và giao khoán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số:</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Một trong những hướng giải quyết hỗ trợ đất sản xuất cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất là phát triển nghề rừng, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, giúp cho đồng bào thu lợi được từ rừng. Để có cơ sở giao rừng, khoán bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hướng dẫn các địa phương quy hoạch rừng, tiến hành phân loại rừng để có biện pháp quản lý phù hợp với từng loại rừng. Trong hai năm qua, Đà Nẵng là địa phương thực hiện tốt việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng 134. Đến hết tháng 6 năm 2006 thành phố Đà Nẵng đã giải quyết đất sản xuất cho 108 hộ trong tổng số 159 hộ đạt 68%, với diện tích 357,16 ha. </FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng. Kết quả thực hiện đến nay như sau: </FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Đã hoàn thành 4 mô hình thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số đối tượng 134 tại 4 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông) với diện tích 58.545 ha;</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt Đề án giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng là đồng bào dân tộc tại chỗ ở 5 tỉnh Tây Nguyên với 109.324 ha cho 5.940 hộ, cụ thể: </FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+Tỉnh Kon Tum: số hộ có nhu cầu: 2.284 hộ tương ứng 51.000 ha, trong đó giao khoán bảo vệ rừng: 34.152 ha; giao rừng và đất lâm nghiệp: 17.143 ha.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Tỉnh Gia Lai: số hộ có nhu cầu: 584 hộ, tương ứng với 15.540 ha, trong đó giao khoán bảo vệ rừng: 7.510 ha, giao rừng và đất lâm nghiệp: 8.030 ha.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Tỉnh Đăk Lăk: số hộ có nhu cầu: 1.013 hộ, tương ứng với 19.300 ha, trong đó giao khoán bảo vệ rừng: 12.300 ha, giao rừng và đất lâm nghiệp: 7.000 ha.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Tỉnh Đăk Nông: số hộ có nhu cầu: 89 hộ, tương ứng với 1.620 ha; trong đó khoán bảo vệ rừng:1.620 ha (không có diện tích giao)</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Tỉnh Lâm Đồng: số hộ có nhu cầu: 1.970 hộ, tương ứng với 21.569 ha trong đó khoán bảo vệ rừng 46.712 ha (không có giao rừng)</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>4. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn về thuỷ lợi và nước sạch phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào trên vùng đất mới được cấp:</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách Trung tâm nhìn chung đã được ưu tiên để phát triển cơ sở hạ tầng cho miền núi, trong đó có các công trình thuỷ lợi nhằm cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc. Kết quả thủy lợi ở các vùng miền núi, dân tộc như sau: Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đã xây dựng được 1.750 hồ chứa, đập dâng các loại và 379 trạm bơm, trạm thuỷ luân. Diện tích tưới thiết kế 423.067 ha lúa, diện tích thực tưới 306.037 ha; Vùng Tây Nguyên đã xây dựng được 1.445 hồ chứa và đập dâng các loại, 70 trạm bơm, nămg lực tưới thiết kế 116.538 ha, thực tưới 90.000 ha. Đối với Đồng bằng Sông Cửu Long, hệ thống công trình thuỷ lợi được cải thiện đã tạo điều kiện khai hoang thêm khoảng 100.000 ha, chuyển vụ hơn 200.000 ha. Các công trình kiểm soát lũ được thực hiện trong những năm qua ở vùng Tứ giác Long Xuyên đã tạo điều kiện thoát lũ hơn 1.000m3/s ra biển Tây , các công trình vùng Đồng Tháp Mười thoát được khoảng 500m3/s.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Bên cạnh đó, trong hai năm qua, 5 tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng đề án quy hoạch các công trình thủy lợi nhỏ để phục vụ trực tiếp cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đối tượng của Quyết định 132, Quyết định 134. Đến nay, các tỉnh đã hoàn thành đề án về phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ và đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1143/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 tạm ứng vốn 105 tỷ đồng để dân tự xây dựng các công trình thủ lợi vừa và nhỏ thực sự cấp bách phục vụ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa của Tây Nguyên.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Các chương trình dự án cung cấp nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng được triển khai mạnh trong thời gian qua. Trong năm 2005, nguồn vốn ngân sách từ Chương trình 134 cho nước sạch là 141,2 tỷ đồng; nhờ vậy, số người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch tăng trong năm 2005 là khoảng 858 nghìn người. Ước tính trong năm 2006, số vốn hỗ trợ từ Chương trình 134 cho các dự án cung cấp nước sạch là 281 tỷ đồng và số người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch tăng trong năm 2006 là 967,7 nghìn người.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>II. Một số tồn tại và nguyên nhân</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Tiến độ thực hiện việc hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo là chậm và không thể hoàn thành kế hoạch đề ra, do một số nguyên nhân sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Công tác giải quyết sản xuất là khâu khá phức tạp trong việc thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg từ việc xác định đối tượng, xác định quỹ đất và phương án giải quyết đất, đến các thủ tục về công tác thiết kế lô thửa, tiến hành đo đạc, thẩm định xét duyệt hồ sơ cho đến việc giao cấp đất phải qua nhiều giai đoạn và trình tự theo đúng qui định. Do vậy, hầu hết các địa phương lập đề án chậm, lúng túng về xác định đối tượng, kinh phí lập không sát với thực tế (phải làm đi làm lại nhiều lần). Việc xác định đối tượng được hưởng chính sách lúc đầu chưa thực sự chính xác như: còn trùng lặp tên các bộ, những hộ đã đi khỏi địa phương nhưng vẫn được đưa vào đề án... Một số đại phương quản lý đất đai không chặt chẽ, nhiều trường hợp đồng bào dân tộc đã bao chiếm đất và sử dụng từ nhiều năm nay nhưng chưa được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khi kê khai thì vẫn ghi là không có đất.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Nguồn quỹ đất sản xuất để giải quyết rất hạn chế (những nơi gần khu tập trung đông dân cư không còn quỹ đất để khai hoang, hoặc nếu có đất lại là đất trống, đồi núi trọc, đất dốc, đất bị xâm canh, đất đang xảy ra tình trạng tranh chấp, đất đưa vào chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng đối tượng, đất sự kiến thu hồi của các doanh nghiệp đang vướng mắc...). Nhìn chung, quỹ đất sản xuất gần khu dân cư, thuận lợi cho sản xuất để giao cho đồng bào không còn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đối với đất sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi từ đất lâm nghiệp, từ rừng nghèo kiệt thì thường là đất xấu, bạc màu, cần đầu tư thâm canh lớn, mất nhiều công sức nên khó có thể đưa vào sử dụng có hiệu quả ngay trong lúc trình độ và khả năng của đồng bào có hạn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đa số diện tích vườn cây cà phê của các nông trường đã ký hợp đồng khoán hoặc liên doanh, liên kết với các hộ. Các hộ nhận khoán đã đầu tư đáng kể cho vườn cây, nếu thu hồi vườn cây để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số thì phải tính toán giá cả phù hợp (yêu cầu mức đền bù sẽ cao hơn hơn nhiều so với quy định hiện hành).</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đề án sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh của các tỉnh mới được phê duyệt, chưa có phương án cụ thể, việc rà soát diện tích quản lý không sử dụng hoặc quản lý sử dụng không hiệu quả để giao lại cho địa phương chậm thực hiện, nên quỹ đất để giải quyết gặp nhiều khó khăn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Nhiều tỉnh chủ động đề ra các biện pháp để giải quyết đất sản xuất cho bà con như: mua, sang nhượng đất lúa 1 vụ, 2 vụ, đất màu và vườn cây công nghiệp; chuyển sang di dân nội tỉnh đến vùng còn quỹ đất hoang; tuy nhiên, kế hoạch di chuyển một bộ phận dân cư ra khỏi thành phố và đến các huyện không còn quỹ đất khai hoang đến địa phương còn quỹ đất chưa thực hiện được...</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Hiện nay, vẫn còn một số chính sách chưa được hướng dẫn một cách cụ thể hoặc chưa sửa đổi, bổ sung phù hợp và kịp thời như: chính sách hỗ trợ về đất sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer cở vùng ĐBSCL. Chính sách thu hồi đất sản xuất của nông, lâm trường để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 146/2005/QĐ-TTg chưa phù hợp với Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển lâm trường quốc doanh cũng như thiếu các điều khoản về thu hồi đất đã giao khoán cho hộ gia đình. Mức hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha là thấp, ở những địa phương còn đất khai hoang thì mức hõ trợ này là không thể thực hiện được.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện Quyết định 134 trong năm 2005 và 2006 còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, hơn nữa, rất nhiều tỉnh rất khó khăn trong việc cân đối vốn đối ứng 20% từ nguồn ngân sách địa phương cho việc triển khai giao đất sản xuất, vì các tỉnh này đều là tỉnh nghèo chưa có khả năng tự cân đối được ngân sách, hàng năm Ngân sách Trung ương phải hỗ trợ 70-80%.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Diện tích ít tập trung (nhỏ lẻ) dẫn đến việc khảo sát, khai hoang, áp dụng thủy lợi nâng cao hiệu quả sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Những nơi chân đất cao, việc canh tác khó khăn, có chủ động nguồn nước, về lâu dài dễ xói mòn bạc màu. Việc sử dụng đất sau khi được giao vào sản xuất chưa được tốt, nhiều nơi còn bỏ hoang chưa đưa vào sản xuất; công tác khuyến nông, chọn cây trồng thích hợp cho từng vùng đất còn bất cập; đặc biệt là vùng đất khai hoang xa khu dân cư, diện tích cấp thêm cho mỗi hộ ít, đi lại sản xuất xa, khó khăn nên người dân chưa yên tâm sản xuất, hiệu quả sử dụng đất kém.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>III. Các giải pháp trong thời gian tới</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Để thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết đất sản xuất và sử dụng có hiệu quả đất sản xuất được giao theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới, cụ thể như sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>1. Tích cực tạo quỹ đất để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thực sự có nhu cầu về đất sản xuất:</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Cần phân loại các hộ không có đất và thiếu đất sản xuất để có giải pháp phù hợp: Hộ thực sự có nhu cầu về giao rừng, khoán rừng; Hộ có nhu cầu về đất để sản xuất; Hộ có chu cầu về giao rừng, khoán rừng; Hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi, dịch vụ, ngành nghề; Hộ có nhu cầu làm công nhân trong các doanh nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Tiếp tục rà soát đất đai các nông, lâm trường quốc doanh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của những khu rừng nghèo kiệt sang đất nông nghiệp (nếu có điều kiện) để tạo quỹ đất giao cho các đối tượng thuộc Quyết định 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Tiếp tục khai hoang phục hoá các diện tích đất có thể khai thác sử dụng được, kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để bà con có thể canh tác có hiệu quả trên diện tích khai hoang đó. Mặt khác, đề nghị Chính phủ cho phép nâng mức hỗ trợ khai hoang từ 5 triệu/ha thành 8 triệu/ha về mức 5 triệu là quá thấp theo phản ảnh của các địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>2. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất:</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng phạm vi áp dụng Quyết định 231/2005/QĐ-TTg ngày 22/9/2005 đối với các tỉnh Tây Nguyên được thực hiện trên địa bàn cả nước. Quyết định 231 của Thủ tướng Chính phủ quy định 4 chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số vào làm việc. Qua thời gian thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên đã nhanh chóng được các doanh nghiệp đón nhận và thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tháo gỡ được nhiều khó khăn cho các địa phương do không còn quỹ đất để giao cho đồng bào. Mặt khác cuộc sống của các hộ có lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nhất là lao động vào làm việc tại các công ty cao su nhờ thu nhập cao. Các công ty cao su, cà phê hoan nghênh chủ trương trên vì vườn cây tiếp tục được quản lý và phát huy hiệu quả kinh tế.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Khuyến khích các doanh nghiệp cao su, cà phê, lâm nghiệp thực hiện việc giao khoán vườn cây cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý để tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào, trong đó ưu tiên cho các đối tượng thuộc Quyết định 134. Mở rộng thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trong cả nước. Mức khoán bảo vệ rừng được nâng lên từ 50.000 đồng/ha lên 100.000 đồng/ha.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1143/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 về việc tạm ứng vốn cho các tỉnh Tây Nguyên để đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa thật sự cấp bách phục vụ cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đây là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ cho đồng bào tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trên diện tích đã có mà không phải nhận thêm phần đất bị thiếu, đây là một giải pháp quan trọng đối với các địa phương không còn quỹ đất hiện nay. Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép một số địa phương không còn quỹ đất sản xuất được nhận sự hỗ trợ trên.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>d. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là các đối tượng thuộc 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>e. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú trọng phát triển chăn nuôi và sản xuất cây có giá trị hàng hóa gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất tự nguyện không nhận thêm đất sản xuất mà chuyển sang sản xuất chăn nuôi hoặc chuyển sang thâm canh sản xuất cây có giá trị hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo các đề án sản xuất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được nhận tiền hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha phần đất thiếu so với mức giao đất tối thiểu tại điểm 1, điều 2 Quyết định 134/2004/QĐ-TTg để hỗ trợ con giống hoặc cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và vẫn được hưởng các hỗ trợ khác trừ đất sản xuất theo Quyết định 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>f. Hỗ trợ cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia thị trường xuất khẩu lao động. Để tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng: Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất, có lao động đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và trình độ, tự nguyện tham gia xuất khẩu lao động, tự nguyện không nhận đất sản xuất thì được cấp 5 triệu đồng/lao động/hộ, không được hưởng hỗ trợ quy định tại điểm 2 Điều 1 của Quyết định này và vẫn được hưởng các hỗ trợ khác trừ đất sản xuất theo Quyết định 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>g. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các hộ thiếu đất sản xuất không nhận đất mà chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp, theo đó Nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển các khu đô thị trong nông thôn, đào tạo nghề gắn với tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số,...</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>3. Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ để thúc đẩy sản xuất phát triển nông - lâm nghiệp ở các vùng miền núi, vùng khó khăn</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Tăng cường năng lực các cơ sở nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp ở các vùng miền núi để đủ năng lực tạo ra những tiến bộ kỹ thuật đáp ứng sát yêu cầu và phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng sinh thái. Chú trọng đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ chuyên biệt cho vùng miền núi. Trước hết, tiếp tục triển khai các chương trình giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học; phát triển mạnh công nghệ bảo quản và chế biến nông lâm sản.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm ở cơ sở để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đến cuối năm 2007 mỗi xã có ít nhất 01 cán bộ khuyến nông chuyên trách, các thôn/bản ở những xã ĐBKK có cộng tác viên về khuyến nông.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Dự kiến trong Chương trình khuyến nông quốc gia trọng điểm thời kỳ 2006-2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ xây dựng các chương trình khuyến nông riêng cho các vùng miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, như Chương trình khuyến lâm, nông lâm kết hợp trên đất nương rẫy, Chương trình khuyến nông trồng thâm canh cây công nghiệp dài ngày ( cây Chè, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, điều), Chương trình khuyến lâm trồng cây gỗ lớn và gỗ nhỏ kết hợp,...</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c. Triển khai và nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở các cùng đặc thù như vùng đất dốc, đất cát... để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể sử dụng hiệu quả một số diện tích đất đặc thù.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>4. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đổi mới và nâng cao nâng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, theo đó ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao giá trị, hiệu quả của nông lâm sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trước hết về giao thông, thuỷ lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp, quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, nhất là xuất khẩu theo đường biên như: chợ nông thôn, kho lạnh, kho ngoại quan, hệ thống thông tin liên lạc...</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Tăng cường phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ đa dạng phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm thuỷ điện cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người dân miền núi ở Tây Nguyên, miền núi Phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, ưu tiên xây dựng các hồ chứa đập dâng giữ nước tưới cho cây công nghiệp cà phê, mía, hồ tiêu, cũng như nước sinh hoạt và công nghiệp. Đối với các xã đặc biệt khó khăn chưa có công trình thuỷ lợi hoặc có nhưng đã bị xuống cấp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp. Đối với địa bàn vùng cao không có ruộng nước, Nhà nước hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, nhằm giúp người nghèo có điều kiện sản xuất lương thực tại chỗ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c. Chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, trước hết đối với thú y, bảo vệ thực vật, chế biến, thu mua nông lâm sản.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>IV. Kiến nghị</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>1. Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện Quyết định 134 của các cấp, các ngành, các địa phương và sơ sở để đến hết năm 2008 cơ bản thực hiện xong việc giải quyết đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số thuộc đối tượng Quyết định 135 thực sự có nhu cầu về đất sản xuất.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Đề nghị địa phương tiếp tục rà soát, phúc tra lại các đối tượng thiếu đất sản xuất theo Quyết định 134 và công khai trước buôn, làng để giải quyết công bằng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Các tỉnh chỉ đạo các cơ sở có phương án cụ thể giải quyết đồng bộ về đất cho 134, tổ chức lồng nghép các chương trình trên địa bàn như: chương trình XĐGN-VL, chương trình 135 giai đoạn II, chương trình thuỷ lợi nhỏ và vừa, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, chương trình khuyến nông, khuyến lâm... nhằm giúp đồng bào phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao thu nhập.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>c. Tích cực rà soát nhu cầu thực sự về đất để có giải pháp thích hợp: Đối với những tỉnh việc khai thác đất hoang giao cho đồng bào dân tộc thiểu số không hiệu quả, có nhu cầu giải quyết theo các hướng khác ( đền bù vườn cây hoặc giải quyết theo hướng không cần đất như chăn nuôi, giao khoán rừng, thu hút lao động vào làm việc trong các nông, lâm trường và các ngành nghề khác nhau) cần phải lập phương án cụ thể, tổng hợp báo cáo Chính phủ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>d. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh rà soát các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trước đây đã bao chiếm đất của nông, lâm trường, hoặc đã có đất xâm canh ở nơi khác nhưng họ không khai báo để được hưởng đối tượng 134, tuỳ từng trường hợp và điều kiện cụ thể mà xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ, nhằm giảm áp lực về đất đai cho địa phương, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>e. Tăng cường các biện pháp vận động, giáo dục, thuyết phục có lý, có tình , có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước bằng biện pháp và chính sách cụ thể. Giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm về khiếu kiện, tranh chấp đất đai giữa đồng bào dân tộc thiểu số với nhân dân trong vùng và các doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><I>2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và với các Bộ, ngành khác</I></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>a. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Đảm bảo cấp đủ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong 02 năm 2007 và 2008 theo Đề án 134 của các tỉnh sau khi đã rà soát và phê duyệt điều chỉnh; miễn giảm vốn đối ứng cho các tỉnh nghèo</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong khi thực hiện rà soát lại quỹ đất của các nông, lâm trường quốc doanh khi sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ, để thu hồi và giao lại cho các hộ chưa có đất sản xuất, ưu tiên các hộ là đối tượng của Quyết định 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2> - Phê duyệt đề án và bổ sung vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Sớm bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện miền núi như:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Chính sách ưu đãi cho các cán bộ tăng cường về cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc ít người.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Một số chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đối tượng của Quyết định 135/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 đối với các địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>- Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc giao đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng của Quyết định 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>b. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường kiểm tra theo dõi và đôn đốc việc thực hiện của các tỉnh. Trực tiếp giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy hoạch, đo đạc, bàn giao đất đai...</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>Trên đây là báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình 134 và đề xuất một số giải pháp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.</FONT></P>
<P align=right><B><FONT face=Arial size=2>BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN</FONT></B></P>