Số ký hiệu văn bản

03/2005/QĐ-BNN

Loại văn bản Quyết định
Ngày ban hành 06/01/2005
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Lĩnh vực văn bản
  • Chương trình 134
Người ký
<P align=center><FONT size=2><STRONG>&nbsp;Quyết Định</STRONG></FONT></P>
<P align=center><FONT size=2><STRONG>Số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2005&nbsp;<BR>của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<BR>Ban hành Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ<BR>__________________</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2></FONT>&nbsp;</P>
<P align=center><FONT size=2><STRONG>BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19/8/1991;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ Chỉ thị số 286/CT-TTg ngày 02/05/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế kiểm tra, giám sát việc khai thác gỗ theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1866/CP-NN ngày 9/12/2004;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Lâm nghiệp;</FONT></P>
<P align=center><FONT size=2><STRONG>QUYẾT ĐỊNH</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 1.</STRONG> Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ" (gọi tắt là chương trình 134).</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 2.</STRONG> Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo Chính phủ và hết hiệu lực khi kết thúc chương trình hỗ trợ gỗ làm nhà theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 31 tháng 12 năm 2006.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 3</STRONG>. Các ông Chánh Văn phòng Bộ; Thủ tướng các Cục, Vụ, Viện, Trường có liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm; Giám đốc Tổng Công ty, Công ty, doanh nghiệp, các chủ rừng và cá nhân có hoạt động khai thác theo chương trình 134 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.<BR></FONT></P>
<P>
<TABLE width="100%" border=0>
<TBODY>
<TR>
<TD width="51%">
<P align=justify><FONT size=2></FONT></P></TD>
<TD width="49%">
<P align=center><FONT size=2>KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<BR>THỨ TRƯỞNG</FONT></P>
<P align=center><FONT size=2><STRONG>&nbsp;&nbsp; Hứa Đức Nhị</STRONG> <EM>(đã ký)</EM></FONT></P></TD></TR></TBODY></TABLE></P><FONT size=2>
<DIV align=center>
<HR>
</DIV></FONT>
<P align=center><FONT size=2><STRONG>QUY ĐỊNH</STRONG></FONT></P>
<P align=center><FONT size=2><STRONG>Về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là chương trình 134)</STRONG></FONT></P>
<P align=center><FONT size=2><EM>(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/ 2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)<BR>______________</EM></FONT></P>
<P align=center><FONT size=2><STRONG>I. QUY ĐỊNH CHUNG</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 1.</STRONG> Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG><EM>1. Phạm vi điều chỉnh</EM></STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Văn bản này quy định các khu rừng được phép khai thác, các hình thức tổ chức khai thác; thiết kế, phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép và nghiệm thu khai thác gỗ; chế độ báo cáo về tình hình khai thác gỗ phục vụ chương trình hỗ trợ gỗ làm nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG><EM>2. Đối tượng áp dụng</EM></STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>a. Các tổ chức, lâm trường, doanh nghiệp được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ thiết kế và khai thác gỗ, hoặc các hộ gia đình, cá nhân, được Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cho phép tự khai thác để lấy gỗ làm nhà cho gia đình.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>b. Các khu rừng được phép khai thác:</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>-&nbsp; Rừng sản xuất, rừng phòng hộ xung yếu thuộc rừng lá rộng thường xanh, nửa rụng lá, rừng khộp, rừng lá kim được Nhà nước giao cho các tổ chức, lâm trường, doanh nghiệp để quản lý, bảo vệ, kinh doanh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Gỗ rừng trồng có nguồn gốc vốn ngân sách Nhà nước (PAM, 327) vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế được Nhà nước giao cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, các nhân quản lý bảo vệ, sản xuất kinh doanh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/14/1999 của Chính phủ;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Những khu rừng hiện do chính quyền địa phương sở tại quản lý.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 2.</STRONG> Các hình thức tổ chức khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương, có thể áp dụng các hình thức khai thác sau.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>1. Hình thức khai thác tập trung là hình thức giao cho các đơn vị trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ khai thác, chế biến và cung cấp gỗ ở dạng thành phẩm (hoặc gỗ tròn) cho từng hộ dân trên địa bàn theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>a. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ khai thác là các lâm trường hoặc công ty khai thác, chế biến trên địa bàn tỉnh có chức năng khai thác gỗ theo quy đinh của pháp luật, có đủ phương tiện, thiết bị để khai thác và chế biến thành các chi tiết để cấp cho các hộ đồng bào làm nhà ở theo yêu cầu của Ban chỉ đạo chương trình 134 và được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>b. Hình thức khai thác tập trung được thực hiện ở các đối tượng rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn gốc vốn ngân sách quy định tại khoản 1, Điều 1 quy định này, hiện do các Ban quản lý, doanh nghiệp và lâm trường quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>2. Hình thức khai thác từ làm là giao cho người dân được hỗ trợ gỗ làm nhà tự khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>a. Người được chỉ định khai thác phải là người thuộc đối tượng được cấp gỗ làm nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134 của Thủ tướng Chính phủ, người khai thác có thể thay mặt cho một số hộ trong thôn bản thực hiện nhiệm vụ khai thác và được Uỷ ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ khai thác. Người khai thác phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác gỗ và trước khi tiến hành khai thác phải được Phòng Nông Lâm nghiệp huyện hướng dẫn thêm về kỹ thuật an toàn lao động.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>b. Hình thức khai thác tự làm được thực hiện ở các đối tượng rừng là rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn ngân sách quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này, hiện tại do các Ban quản lý, Uỷ ban nhân dân xã đang quản lý, bảo vệ các khu rừng được giao, cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 163/CP của Chính phủ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 3.</STRONG> Thiết kế khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>1. Đối với phương thức khai thác tập trung</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>a. Đơn vị được phép thiết kế khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Là các tổ chức thiết kế khai thác chuyên ngành của địa phương, hoặc các đơn vị của Viện Điều tra qui hoạch rừng, các Trường kỹ thuật Lâm nghiệp và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>b. Những căn cứ để thiết kế khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Xác định đúng đối tượng rừng được phép khai thác theo quy định tại Điều 1 của Quy định này.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Xác định ranh giới khai thác theo lô, khoảnh, tiểu khu cho phù hợp giữa bản đồ với thực tế.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Căn cứ sản lượng được phép khai thác và chủng loại gỗ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao để đóng búa bài cây theo quy định hiện hành và tính toán sản lượng khai thác, cường độ khai thác, tỷ lệ lợi dụng...</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Không được bài chặt những cây thuộc nhóm quý hiếm nhóm IA, IIA (trừ sến, táu) theo quy định của Chính phủ.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Cường độ khai thác tính theo lô không được vượt quá 30% đối với rừng sản xuất và 20% đối với rừng phòng hộ xung yếu.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Tỷ lệ lợi dụng tính theo loài cây và theo thực tế của từng địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Những cây bài chặt phải có đường kính ở vị trí 1,3m (D1,3) thấp nhất là 30 cm.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Cây bài chặt phải đảm bảo sau khi khai thác không tạo thành các khoảng trống có diện tích trên 1500 m2&nbsp;&nbsp;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Thực hiện các bước thiết kế ngoại nghiệp, tính toán nội nghiệp theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>2. Đối với phương thức khai thác tự làm (người dân tự khai thác)</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>a. Căn cứ sản lượng gỗ được Uỷ ban Nhân dân các cấp tỉnh giao cho từng thôn, bản, Uỷ ban Nhân dân cấp xã chủ trì cùng cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Lâm nghiệp huyện, chủ rừng và đại diện các hộ dân được cấp gỗ làm nhà trực tiếp vào các khu rừng, theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 2 và được Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cho phép thiết kế (đối với các khu rừng do các Ban quản lý, cơ quan kiểm lâm và Uỷ ban Nhân dân xã quản lý) hoặc Uỷ ban Nhân dân cấp huyện cho phép thiết kế đối với các khu rừng còn lại để xác định cây cần chặt và công chức lâm nghiệp huyện đóng búa bài cây, việc đóng búa bài cây phải tuân theo quy định hiện hành đồng thời lập lý lịch, đánh số thứ tự gỗ theo từng hộ gia định để theo dõi việc khai thác sau này.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>b. Việc tính sản lượng gỗ được tính theo thực tế của từng hộ và khối lượng của từng cây (có thể một hộ 1 cây và có thể 2 hộ 1 cây v.v..). Lập hồ sơ đóng búa bài cây theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>3. Đối với gỗ rừng trồng quy định tại Điều 1 thì không phải thiết kế mà chỉ cần đánh dấu sơn vào những cây bài chặt và tính khối lượng cây chặt để làm cơ sở cấp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 4.</STRONG> Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định ngoại nghiệp và phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác cho chủ rừng đối với phương thức khai thác tập trung.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>2. Uỷ ban Nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc thẩm định ngoại nghiệp và phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác cho hộ hoặc nhóm hộ gia đình đối với phương thức khai thác tự làm.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>3. Nội dung thẩm định bao gồm đối tượng rừng, diện tích, địa danh sản lượng, cây bài chặt, tính hợp lý của hồ sơ thiết kế khai thác. Nội dung cụ thể do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, hướng dẫn và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Hồ sơ và giấy phép khai thác được gửi cho chủ rừng và cơ quan kiểm lâm sở tại và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp sản lượng gỗ khai thác toàn tỉnh theo cả hai phương thức báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 5.</STRONG> Những quy định trong khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>1. Điều kiện để tổ chức khai thác.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Sau khi có giấy phép khai thác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Uỷ ban nhân dân huyện cấp, chủ rừng mới được tiến hành bàn giao rừng khai thác theo quy định tại khoản 3 Điều 19, Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 2/2/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với phương thức khai thác tập trung) và bàn giao từng cây cho hộ gia đình (đối với phương thức khai thác tự làm).</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>2. Hình thức khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng hình thức khai thác cho phù hợp với điều kiện quản lý, bảo vệ rừng của từng huyện trong tỉnh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>3. Quy định về khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Việc khai thác phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động và các quy định hiện hành.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>4. Bàn giao hiện trường khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>a. Đối với phương thức khai thác tập trung</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Đơn vị khai thác phải thực hiện theo các quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 19 Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 2/2/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>b. Đối với phương thức khai thác tự làm</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Chủ rừng cùng với Uỷ ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, giám sát cho người khai thác vào chặt hạ đúng cây đã có dấu bài chặt và số liệu cây của từng hộ ghi trên lý lịch của từng hồ sơ trong giấy phép. Cơ quan kiểm lâm, lâm nghiệp huyện kiểm tra, đôn đốc việc khai thác theo đúng giấy phép được cấp.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Sau khi chặt hạ, cắt khúc, gỗ được vận xuất ra khỏi khu khai thác để tiến hành làm thủ tục nghiệm thu đóng búa kiểm lâm, trường hợp phải xé nhỏ tại rừng (do không thể vận chuyển gỗ tròn ra khỏi khu khai thác) chủ rừng phải báo với cơ quan lâm nghiệp cấp huyện và Hạt Kiểm lâm sở tại cho phép và giám sát việc thực hiện để tránh lợi dụng khai thác trái phép.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 6</STRONG>. Nghiệm thu và kết thúc khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>1. Đối với phương thức khai thác tập trung</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Thực hiện theo quy định tại Điều 20 Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 2/2/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nếu khai thác đúng địa danh, diện tích và cây bài chặt mà khối lượng gỗ đo đếm thực tế lớn hơn trong hồ sơ thiết kế thì&nbsp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Chi cục kiểm lâm và các đơn vị có liên quan lập biên bản báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đưa khối lượng gỗ vượt vào kế hoạch giải quyết gỗ làm nhà ở trong giai đoạn sau của tỉnh.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>2. Đối với phương thức khai thác tự làm</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Cơ quan lâm nghiệp cấp huyện chủ trì cùng Hạt Kiểm lâm sở tại và các đơn vị có liên quan nghiệm thu, đo đếm khối lượng thực tế, đối chiếu với lý lịch cây bài trong hồ sơ thiết kế theo tên chủ hộ. Nếu chặt đúng cây bài theo đúng số hiệu của hộ gia đình mà khối lượng đo đếm thực tế lớn hơn 10% khối lượng ghi trong lý lịch và vượt quá số lượng gỗ hỗ trợ cho hộ gia đình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chuyển toàn bộ phần khối lượng vượt cho hộ gia đình khác và giảm số lượng cây bài chặt trong lâm phần.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>3. Đóng búa kiểm lâm</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Sau khi nghiệm thu, cơ quan kiểm lâm kiểm tra, đóng búa kiểm lâm ngay tại khu khai thác theo quy định hiện hành để làm cơ sở cho các hộ vận chuyển gỗ về làng, bản. Trường hợp gỗ đã có dấu búa bài cây nhưng phải cắt thành nhiều lóng (khúc, đoạn) thì tổ nghiệm thu lập biên bản xác nhận để đóng búa kiểm lâm.&nbsp;</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Nghiêm cấm việc buôn bán, trao đổi gỗ thuộc chỉ tiêu, kế hoạch hỗ trợ làm nhà theo chương trình 134.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Búa kiểm lâm đóng vào gỗ tròn, gỗ xẻ thuộc đối tượng gỗ hỗ trợ làm nhà ở quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải dùng búa kiểm lâm có số hiệu riêng để phân biệt với gỗ khai thác theo các đối tượng khác. Giao Cục Kiểm lâm quy định cụ thể về ký hiệu búa kiểm lâm và thông báo cho chính quyền địa phương các cấp để theo dõi.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>4. Kết thúc khai thác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Nếu đã khai thác hết số cây bài chặt hoặc hết thời hạn trong giấy phép khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm (đối với khai thác tập trung) hoặc cơ quan lâm nghiệp cấp huyện chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm sở tại (đối với khai thác tự làm) cùng chủ rừng nghiệm thu, kiểm tra rừng sau khai thác, lập biên bản đánh giá nhận xét kết quả thực hiện về khối lượng, quy trình khai thác... những thiếu sót cần khắc phục, những vi phạm cần xử lý. Căn cứ kết quả kiểm tra, nghiệm thu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra thông báo kết thúc khai thác (đối với khai thác tập trung) Uỷ ban Nhân dân huyện ra thông báo kết thúc khai thác (đối với phương thức khai thác tự làm) và giao cho chủ rừng tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy định hiện hành.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2><STRONG>Điều 7.</STRONG>&nbsp; Tổ chức thực hiện</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>1. Chế độ báo cáo</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Khi kết thúc năm kế hoạch chủ rừng lập báo cáo về tình hình khai thác gỗ làm nhà cho Ban chỉ đạo chương trình 134 cấp huyện và&nbsp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp về thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng gỗ làm nhà theo chương trình 134 của toàn tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các&nbsp; Bộ, Ngành có liên quan vào quý 1 của năm sau.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>2. Nội dung báo cáo</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Diện tích khai thác phân theo đối tượng rừng, loại rừng.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Khối lượng khai thác (được so sánh với số kế hoạch và hồ sơ thiết kế)</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Khối lượng gỗ đưa vào hỗ trợ cho đồng bào, chia ra theo số hộ, đối tượng, tính tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Đánh giá tình hình thực hiện quy trình, quy phạm khai thác và cung cấp gỗ cho đồng bào.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Các vấn đề phát sinh khác</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>- Đề xuất và kiến nghị</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>3. Điều khoản thi hành</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=2>Quy định này chỉ áp dụng riêng cho việc thiết kế khai thác và khai thác gỗ phục vụ chương trình hỗ trợ gỗ làm nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Mọi đối tượng khai thác khác vẫn thực hiện theo quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 2/2/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.</FONT></P>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.