Số ký hiệu văn bản

Báo cáo

Loại văn bản Báo cáo
Ngày ban hành 24/10/2006
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Báo cáo đánh giá 2 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
Cơ quan ban hành
  • Bộ Tài chính
Lĩnh vực văn bản
  • Chương trình 134
Người ký
<P><FONT face=Arial size=2>Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ – TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, đã thu được một số kết quả quan trọng, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc, tăng cường đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.&nbsp;</FONT> </P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp; <B>I- Tình hình quản lý, cấp phát, giải ngân, thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ – TTg ngày 20/7/2004:</B>&nbsp;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>Để các địa phương lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số&nbsp; 121/2004/TT-BTC ngày 16/12/2004 hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Đồng thời, để đảm bảo việc bố trí, quản lý, sử dụng vốn thực hiện theo chế độ quy định, Bộ Tài chính đã có các Thông tư số 111/2004/TT-BTC ngày 19/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2005; Thông tư số 100/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006. Trong đó, đã hướng dẫn các địa phương khi quyết định dự toán ngân sách phải ưu tiên bố trí đủ vốn phần ngân sách địa phương đảm bảo theo chế độ quy định (20% mức ngân sách trung ương hỗ trợ); đối với nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương phải bố trí theo đúng mục tiêu, dự toán được giao; thực hiện cấp phát, thanh toán và quyết toán theo đúng chế độ quy định.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư số 86/2006/TT-BTC ngày 18/9/2006 hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu nguồn ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, trong đó có Chương trình 134. Theo đó việc chuyển vốn cho các địa phương theo tiến độ triển khai thực hiện và các địa phương có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính kểt quả phân bổ vốn, tình hình triển khai thực hiện Chương trình theo từng quý.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban Dân tộc trình cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách trung ương trong năm 2005-2006 là 1.610 tỷ đồng (Bố trí trong dự đoán NSNN năm 2005 là 380 tỷ đồng; bố trí từ nguồn tăng thu NSTW năm 2004 là 400 tỷ đồng; bố trí trong dự toán NSNN năm 2006 là 800 tỷ đồng, bố trí từ nguồn tăng thu NSTW năm 2005 là 30 tỷ đồng). Ngoài ra Bộ Tài chính còn kết hợp với Bộ Kế họạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ từ nguồn tăng thu. Đồng thời, dự kiến bố trí trong dự toán ngân sách năm 2007 là 803,725 tỷ đồng (trong đó: Chi quản lý là 3,725 tỷ đồng).</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Sau khi dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao, số tăng thu được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính đã thực hiện chuyển vốn cho địa phương kịp thời, đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương đều đã căn cứ vào các văn bản hướng dẫn nêu trên để lập dự toán, phân bổ cấp phát và thanh toán theo đúng quy định, cụ thể:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trên cơ sở dự toán số bổ sung có mục tiêu được Thủ tướng chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động khác, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, chi tiết theo từng nhiệm vụ, theo từng huyện trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Theo báo cáo của địa phương trong năm 2005-2006, các địa phương đã phân bổ 2.023 tỷ đồng (Ngân sách trung ương 1.610 tỷ đồng; ngân sách địa phương 292 tỷ đồng và huy động khác 121 triệu đồng) để thực hiện chương trình; trong đó:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở: 200 tỷ đồng;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Hỗ trợ nhà ở: 1.331 tỷ đồng;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>+ Hỗ trợ nước sinh hoạt:492 tỷ đồng.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>Một số tỉnh đã tích cực triển khai, chủ động vận dụng nhiều giải pháp tích cực, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Tỉnh Thừa Thiên Huế bố trí ngân sách tỉnh 10 triệu/nhà, phấn đấu năm 2005-2006 giải quyết xong việc hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách 134 trên địa bàn;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Tỉnh Ninh Thuận bổ sung nguồn vốn địa phương 3 triệu đồng/nhà;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Tỉnh Quảng Nam cho phép khai thác hỗ trợ 10m3 gỗ/nhà;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Tỉnh Bình Dương đã sử dụng 1,6 tỷ ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất cho đồng bào;..</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Nhiều địa phương đã huy động được nguồn lực cộng đồng, dòng họ hỗ trợ làm nhà, san nhượng đất ở, đất sản xuất. Đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã được nhận nhà mới, có công trình nước sinh hoạt, được cấp đất ở, đất sản xuất, tinh thần rất phấn khởi và tin tưởng và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Việc cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg cho các đơn vị và cho từng hộ dân đúng mục tiêu, đúng đối tượng, kể cả những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho các hộ dân. Với tiến độ thực hiện đến tháng 7/2006 của các địa phương, thì khả năng thực hiện đến 31/12/2006 là 1.686 tỷ đồng, đạt 83 % kế hoạch năm 2005-2006. Kết quả thực hiện từng mục tiêu như sau:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; -<I> Về thực hiện chế độ hỗ trợ nhà ở: </I>Mức thanh toán tối đa cho các hộ dân không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước đối với từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 6 triệu đồng, gồm: ngân sách trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng; ngân sách địa phương hộ trợ tối thiểu 1 triệu đồng và nguồn huy động khác). Các địa phương thanh toán 1.167 tỷ đồng đạt 87,7% kế hoạch vốn năm 2005-2006, hỗ trợ cho 218.608 hộ gia đình làm nhà ở đạt 31,4% mục tiêu chương trình.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - <I>Về thực hiện chế độ hỗ trợ nước sinh hoạt</I>: Căn cứ danh sách hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt được cấp cho thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, stéc chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, cấp kinh phí để thực hiện. Mức cấp phát thanh toán không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các địa phương đã thanh toán kinh phí là 43 tỷ đồng đạt 74% kế hoạch vốn năm 2005-2006, thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 99.330 hộ, đạt 73,5% mục tiêu chương trình</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; -<I> Về thực hiện chế độ hỗ trợ&nbsp; nước sinh hoạt đất sản xuất và đất ở: </I>Căn cứ phương án giải quyết về đất ở và đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất. Mức thanh toán tương ứng với số diện tích thực tế đã khai hoang (hoặc giao, hoặc chuyển nhượng) và tối đa không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về đất ở: Thanh toán hỗ trợ 15 tỷ đồng đạt 60% kế hoạch vốn năm 2005-2006, cho 7.088 hộ đạt 48,6% mục tiêu của chương trình, với diện tích là 361,1 ha; Về đất sản xuất: Thanh toán hỗ trợ 114 đồng đạt 70% kế hoạch vốn năm 2005-2006, cho 38.189 hộ đạt 88,1% mục tiêu của chương trình, với diện tích là 30,088 ha.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - <I>Đối với các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn bản;</I> Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được thực hiện theo quy định đối với các công trình cơ sở hạ tầng các xã thuộc chương trình 135 (quy định tại Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 05/5/1999 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/08/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135). Các địa phương thanh toán hỗ trợ 384 tỷ đồng đạt 80% kế hoạch vốn năm 2005-2006, để xây dựng 1.903 công trình đạt 88,5% mục tiêu của chương trình.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - <I>Về báo cáo kế toán và quyết toán</I>: Số kinh phí thực hiện các chinh sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg được hạch toán, quyết toán thu chi ngân sách địa phương theo quy định hiện hành. Hàng quý, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình tiến độ thực hiện và kết thúc năm báo cáo quyết toán riêng ngân sách và các nguồn tài chính huy động khác theo chế độ quy định gửi Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Quốc hội.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Qua quá trình tổ chức thực hiện Quyết định số 134 tại các địa phương một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới là:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Công tác xây dựng đề án, điều tra, bình xét hội đồng dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách chưa được hiểu thống nhất. Một số địa phương trong qúa trình triển khai còn thực hiện phân bổ kinh phí chậm, để kinh phí tồn đọng kéo dài.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Bên cạnh các địa phương đã bố trí đủ vốn đối ứng (phần 20% ngân sách địa phương phải bố trí), một số địa phương do ngân sách địa phương khó khăn, nên chưa bố trí hoặc bố trí không đủ phần vốn đối ứng, nên không đủ nguồn để triển khai thực hiện làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện chương trình (Có địa phương đến 31/7/2006 mới giải ngân được 45% kế hoạch vốn năm 2005-2006).</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Cá biệt có địa phương đã bố trí đủ vốn của chương trình để thực hiện các mục tiêu khác.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Việc tổng hợp báo cáo quyết toán đã thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, nhưng công tác báo cáo tình hình thực hiện hàng quý cho cơ quan trung ương vẫn còn chậm, hầu hết các địa phương chưa thực hiện báo cáo theo đung quy định.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp; <B>&nbsp;II- Về việc sửa đổi, bổ sung chính sách thu hồi đất nông lâm trường để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương:</B></FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Về triển khai thực hiện quyết định số Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của nông lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đạt được kết quả thấp, nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện được do có những khó khăn, vướng mắc chủ yếu sau:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh đã được thực hiện sau khi đã rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các nông trường, lâm trường quốc doanh; Tuy nhiên, để thực hiện được các vấn đề trên cần phải có thời gian, do vậy đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Thực tế diện tích đất các nông, lâm trường quốc doanh quản lý đều đang có tài sản có giá trị kinh tế cao (rừng trồng, vườn cao su, cà phê...) số diện tích này phần lớn đã được giao khoán cho các hộ sản xuất là công nhân của doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, cá nhân tại địa phương (chủ sở hữu tài sản là cá nhân hoặc liên kết với nhà nước và cá nhân). Hiện tại các hộ nhận khoán đang sản xuất, kinh doanh, đều đã đầu tư với giá trị lớn. Nếu thực hiện thu hồi đất sẻ phải giải quyết đền bù giá trị của tài sản trên đất cho chủ sở hữu; trường hợp là hộ gia đình, nông trường viên, lâm trường viên thì còn phải hỗ trợ giá trị đất để họ có điều kiện đầu tư sang vị trí đất khác hoặc chuyển nghề. Nội dung này chưa được quy định tại Quyết định số 146/2005/QĐ/TTg và Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg (2 quyết định này chỉ quy đinh mức hỗ trợ khai hoang đất sản xuất). Do vậy, nếu phải bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận giao khoán theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư thì nguồn kinh phí trung ương đảm bảo theo mức bình quân 5 triệu đồng/ha, địa phương không thấp hơn 20% so với vốn của trung ương đảm bảo quy định tại Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg là không đáp ứng được.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Xuất phát từ thực tế nêu trên, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong việc thực hiện mục tiêu này, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đánh giá kết quả thực hiện và xác định một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và đảm bảo tính khả thi để địa phương để thực hiện theo 2 phương án sau:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>Phương án I: Tiếp tục thực hiện chính sách thu hồi đất của nông lâm trường giao cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Theo phương án cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg với nội dung cụ thể như sau:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (1)- Sửa đổi, bổ sung Điều 2: Việc thu hồi đất sản xuất, vườn cây lâu năm, rừng trồng của các nông, lâm trường chỉ được thực hiện sau khi đã rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất theo Nghị định 30//6/2007 các nông, lâm trường chưa thực hiện xong việc rà soát điều chỉnh; thì việc thu hồi đất được căn cứ vào phương án bàn giao diện tích đất&nbsp; của các nông, lâm trường cho địa phương quản lý.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (2)- Sửa đổi, bổ sung tiết a khoản 1 Điều 3: Đối với đất giao trước 01/1/1999 khi thu hồi không được bồi thường; trường hợp đất đã giao khoán cho cho hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ khi thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (3)- Sửa đổi, bổ sung chi tiết a khoản 2 Điều 3: Vườn cây lâu năm, rừng trồng của nông, lâm trường được hình thành từ nguồn vốn vay hoặc từ nguồn vốn đầu tư của hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của nông, lâm trường thì khi nhà nước thu hồi đất được bồi thường theo giá trị quyền sử dụng đất. Phương pháp xác định vườn cây lâu năm, rừng trồng để bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (4)- Sửa đổi, bổ sung Điều 4: Nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của nông, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 5 triệu đồng/ha; phần còn lại do ngân sách địa phương đảm bảo. Đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh khó khăn ngân sách địa phương không có khả năng cân đối nguồn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của nông, lâm trường thì tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc; để các Bộ, ngành tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyền định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><B><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Phương án II:</FONT></B><FONT face=Arial size=2> Việc giải quyết ổn định đời sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thực hiện theo hướng:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (1) -Những địa phương còn quỹ đất: Đối với địa bàn đã có các nông trường, lâm trường, đơn vị quân đội làm kinh tế đang hoạt động thì việc giao thêm nhiệm vụ để tổ chức khai hoang, phục hoá, đầu tư thuỷ lợi, cải tạo đất và bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; tổ chức giao khoán, làm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho đồng bào. Nhà nước có cơ chế tài chính phù hợp để xử lý phần chi phí tăng thêm khi phải giải quyết các nhiệm vụ do Nhà nước giao để thực hiện chính sách với đồng bào. Trường hợp tại địa bàn mà không có Doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị quân đội làm kinh tế thì giao cho các Tổng công ty, các binh đoàn quốc phòng kết hợp làm kinh tế thành lập các đơn vị trực thuộc để thực hiện nhằm tranh thủ khả năng kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, tài chính, thị trường tiêu thụ, ...của các tổng công ty này.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (2)- Giao cho Tổng công ty Cao su Việt Nam nhận rừng sản xuất của các lâm trường sử dụng kém hiệu quả để đầu tư trồng mới diện tích cao su, đặc biệt là vùng Tây nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ và Đông Nam Bộ, để thu hút ngày càng nhiều lao động người dân tộc thiểu số, góp phần đưa diện tích trồng cao su cả nước lên 1 triệu héc ta vào năm 2020.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (3)- Những địa phương không còn quỹ đất để giao: Tiếp tục thực hiện Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp để đồng bào có việc làm ổn định. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 231/TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn để thực hiện.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; (4)- Những địa phương không còn quỹ đất và không có nông, lâm trường: thì chỉ có chính sách hỗ trợ đông bào chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp, theo hướng phát triển các cụm dân cư gắn với làng nghề, cụm công nghiệp, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, cho vay vốn, lồng ghép thực hiện các dự án để tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu nhập, đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo tổ chức cho lao động là người dân tộc thiểu số có đủ điều kiện xuất khẩu lao động.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>Theo phương án này thì sẽ bãi bỏ Quyết định 146/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sửa đổi nội dung khoản 5, Điều 6 Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>III- Một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ:</STRONG></FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;Để triển khai thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ đạt hiệu quả, Bộ Tài chính kiến nghị:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; <I>1- Đối với các cơ quan Trung ương:</I></FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương trong phạm vi chức năng nhiệm vụ thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương; đồng thời thực hiện rà soát các cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý để kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế, nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo đúng Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Sớm ban hành chính sách cho đồng bào Khơmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Về cơ chế hỗ trợ địa phương, nhằm thúc đẩy thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg&nbsp; hiệu quả, huy động được nguồn lực của những địa phương có khả năng ngân sách, đề nghị Uỷ ban Dân tộc xem xét, báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy định về mức ngân sách địa phương đảm bảo (hiện nay theo quy định là 20% mức ngân sách trung ương hỗ trợ) theo hướng:</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; + Những địa phương nhận bổ sung cân đối từ&nbsp; ngân sách Trung ương trên 70% chi cân đối ngân sách địa phương, ngân sách địa phương không phải bố trí vốn đối ứng;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; + Những địa phương nhận bổ sung cân đối từ 50% đến 70% chi cân đối ngân sách địa phương, ngân sách địa phương phải bố trí vốn đối ứng khoảng 5% mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; + Những địa phương nhận bổ sung cân đối dưới 50% chi cân đối ngân sách địa phương, ngân sách địa phương phải bố trí vốn đối ứng khoảng 10% vốn ngân sách trung ương hỗ trợ;</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; + Các địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương, ngân sách địa phương phải bố trí đối ứng 20% mức ngân sách trung ưng hỗ trợ.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Hàng năm bố trí kinh phí quản lý chương trình 134 để hỗ trợ các địa phương có nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương theo mức 0,5% mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương để thực hiện chương trình 134.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Trên cơ sở rà soát lại đề án của các địa phương, cần ưu tiên bố trí vốn đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề án trong 2007-2008.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2><EM>2- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:</EM></FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Các địa phương tiếp tục rà soát, xác định lại đối tượng được hưởng chính sách theo quyết định134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Ủy ban nhân dân các địa phương cần có các biện pháp tích cực, quyết liệt trong triển khai thực hiện: Tính toán cân đối các nguồn đất ở địa phương và các hộ thiếu nước sinh hoạt; số công trình nước sinh hoạt tập trung; số hộ thiếu đất sản xuất; số hộ thiếu nhà ở, đất ở; nhu cầu kinh phí thực hiện. Đối với đất sản xuất và đất ở, có biện pháp tích cực quỹ đất, kể cả việc ra quyết định điều chỉnh khoán và thu hồi đất của các nông, lâm trường do các Bộ và các cơ quan, đơn vị quản lý trên địa bàn. Đồng thời, có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đồng bào vào làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh; ưu tiên đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân mà không cần tạo thêm quỹ đất.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Về phương án tài chính để thực hiện phải tính toán cân đối từ nhiều nguồn: Ngân sách trung ương: Ngân sách địa phương (đảm bảo tối thiểu mức phải bố trí vốn đối ứng); tăng thu ngân sách địa phương (nếu có); Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân; Vốn góp hưởng lợi (chủ yếu là ngày công lao động) và nguồn tài chính hợp pháp khác.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào khả năng ngân sách (bao gồm cả ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân...) báo cáo Hội đồng nhân dân phân bổ vốn, quyết định mức hỗ trợ cụ thể để thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, đời sống khó khăn đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Thực hiện phân bổ, giao, quyết định dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn thực hiện Quyết định 134 phải đảm bảo đúng thời gian quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, tạo điều kiện thực hiện các dự án theo quy định ngay từ đầu năm. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra thực hiện có hiệu quả các chính sách theo đúng Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và phải báo cáo đầy đủ tình hình thực hiện tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định./.</FONT></P>
<P class=MsoNormal align=right><FONT face=Arial size=2><B>BỘ TÀI CHÍNH</B></FONT></P>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.