Số ký hiệu văn bản

Báo cáo

Loại văn bản Báo cáo
Ngày ban hành 24/10/2006
Ngày có hiệu lực

Trích yếu Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
Cơ quan ban hành
  • Ủy ban Dân tộc
Lĩnh vực văn bản
  • Chương trình 134
Người ký
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Ngày 20/7/2004. Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 134/2004/QĐ - TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào nghèo, đời sống khó khăn. Đây là một quyết định quan trọng thể hiện sự nỗ lực và quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đời sống đồng bào các dân tộc, nhất là hộ nghèo, đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc nói chung và cả nước nói riêng, với tính nhân văn sâu sắc, phát huy bản chất tốt đẹp của cả dân tộc. Quyết định 134 có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện Nghị Quyết Trung ương khóa IX về công tác dân tộc và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết này.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Sau gần hai năm triển khai thực hiện Quyết định 134 đã đạt được những kết quả to lớn trên nhiều mặt, tạo những tiền đề quan trọng để ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn nhất; tạo được sự quan tâm và đồng thuận của toàn xã hội; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Ủy ban Dân tộc xin báo cáo tóm tắt kết quả tình hình triển khai thực hiện Quyết định 134 hai năm 2005-2006, và phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Quyết định trong thời gian tới 2007-2008.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><STRONG>A - TÌNH HÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 134 TRONG 2 NĂM 2004-2006</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG><EM>I.TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG</EM></STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>1.1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quyết định 134</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Sau Hội nghị quán triệt triển khai Quyết định 134/2004/QĐ - TTg ngày 20 - 21/9/2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành Trung ương đã gấp rút triển khai theo công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của Quyết định 134 và tại văn bản số 1401/CP-NN ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng và ban hành Thông tư Liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 134.<BR>&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp; - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 121/2004/TT-BTC ngày 16/12/2004 về việc hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định 134; Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; Thông tư số 111/2004TT-BTC ngày 19/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2005; Thông tư số 100/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006; Văn bản số 4348TC/NSNN ngày 14/4/2005 về thực hiện chế độ báo cáo ở các địa phương.v.v<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 7/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134; Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về việc bổ sung một số chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đối với các địa phương không còn quĩ đất sản xuất nông, lâm nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Với vai trò là cơ quan chủ trì theo dõi tình hình thực hiện Quyết định 134., Ủy ban Dân tộc đã ban hành công văn số 118/UBDT - CSDT ngày 25/2/2005 về việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 134; Công văn số 438/UBDT - CSDT ngày 9/6/2005 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Quyết định 134; Công văn số 982/UBDT - CSDT ngày 5/12/2005 đề nghị báo cáo tình hình 1 năm thực hiện Quyết định 134; Công văn số 13/UBDT - CSDT ngày 9/1/2006 về việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện lại nội dung Đề án 134.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp; - Trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 134 đều có sự tham gia, thống nhất với các Bộ, ngành liên quan. Việc triển khai thực hiện chính sách theo Quyết địnhn 134 có nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan và đã được các Bộ, ngành chủ động, quan tâm giải quyết. Riêng về chính sách đất cho đồng bào Khmer Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đến nay chưa ban hành được vì các địa phương chưa làm tốt công tác khảo sát, điều tra, thiếu cơ sở thông tin để xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Ủy ban Dân tộc đã chủ trì tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2005 và phương hướng thực hiện 6 tháng cuối năm QĐ 134 (tháng 6.2005); Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, một năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về tình hình thực hiện và tổng hợp kết quả rà soát đề án các địa phương.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính đã rất nỗ lực, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc trong việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, đề xuất các giải pháp về vốn, về cụ thể hóa một số nội dung chính sách, xử lý kiến nghị của các địa phương, theo dõi sát tình hình các địa phương.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trong quá trình tổ chức thực hiện, các Bộ ngành và các địa phương đã nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến việc thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra. Nhiều văn bản đã được ban hành như: Công văn số 1401/CP-NN ngày 28/9/2004 về việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 134, công văn số 717/VPCP-NN ngày 14/2/2005 về việc giải ngân vốn thực hiện Quyết định số 154/2002 QĐ-TTg ngày 11/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 5642/VPCP-ĐP ngày 4/10/2005 về chỉ đạo thực hiện QĐ 134, và gần đây là văn bản số 4958/VPCP-ĐP ngày 7/9/2006 giải quyết kiến nghị của Ủy ban Dân tộc, trong đó đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg đến hết năm 2008.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>1.2. Công tác rà soát tổng hợp và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện QĐ 134.</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Do công tác xây dựng đề án của các địa phương chưa đúng theo yêu cầu hướng dẫn của các nội dung chính sách, tháng 12/2005, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường rà soát các bước một Đề án thực hiện Quyết định 134 của các địa phương.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, tháng 3/2006, Liên Bộ đã làm việc với 21 tỉnh trọng điểm về nội dung các đề án và rà soát, tổng hợp, nhu cầu đề án 53 tỉnh để báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Về công tác kiểm tra tình hình thực hiện ở các địa phương, trong năm 2004 và 2005, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát tại các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Giang, Quảng Nam và Ninh Thuận. Năm 2006, đã chủ trì đoàn công tác liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ làm việc tại các tỉnh: khu vực Đông Bắc - Cao Bằng, Lạng Sơn và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long - Đồng Nai, Vĩnh Long, Kiên Giang, Thanh Hóa, Nghệ An và Lai Châu.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội với vai trò là cơ quan giám sát, trong quý I và II/2006 đã trực tiếp khảo sát nắm tình hình và kết quả việc thực hiện tại 20 tỉnh, riêng khu vực Tây Nguyên khảo sát ở 5 tỉnh, 11 huyện, 18 xã, 6 đơn vị doanh nghiệp. Ngay sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI, tổ chức 5 đoàn khảo sát ở 9 tỉnh, 21 huyện. Đối với các địa phương không trực tiếp giám sát, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban HĐND tiến hành tự giám sát và báo cáo kết quả.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>1.3. Tình hình ngân sách thực hiện</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Năm 2005, tổng vốn ngân sách cấp qua hai đợt là 780 tỷ đồng cho 44 tỉnh. Năm 2006 bố trí 800 tỷ đồng cho 51/53 tỉnh và bổ sung 30 tỷ từ nguồn vượt chi ngân sách, nâng tổng số vốn cấp lên 1.610 tỷ đồng. Tuy vậy, nguồn vốn này so với nhu cầu của các địa phương còn thấp, đạt khoảng 41% (theo kết quả tổng hợp mới). Khu vực Tây Nguyên, các tỉnh trọng điểm ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ được ưu tiên bố trí nguồn vốn lớn là: Đắk Lắk 84 tỷ, Gia Lai 88 tỷ, Kon Tum 72 tỷ, Đắk Nông 70 tỷ; khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Trà Vinh 65 tỷ, Sóc Trăng 70 tỷ; các khu vực khác: Lai Châu 52 tỷ, Thanh Hóa 57 tỷ, Ninh Thuận 48 tỷ ... Các tỉnh còn lại đạt ở mức từ 20 - 35%.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Nhiều tỉnh không bố trí kinh phí quản lý hoặc bố trí rất ít theo quy định, một phần do thiếu sự quan tâm, một phần do hầu như các tỉnh phải dựa vào ngân sách Trung ương ... nên việc quản lý chỉ đạo khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chính sách. Có điểm chưa hợp lý là tỉnh càng khó khăn thì yêu cầu bố trí ngân sách địa phương càng lớn.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính trình Thủ tướng Chính phủ sẽ bổ sung ngân sách Quý IV năm 2006 là 510 tỷ đồng từ nguồn kết dư 2004 chuyển sang, đáp ứng 54%. Năm 2007 là 800 tỷ đồng, tổng nguồn kinh phí cho chương tình 3 năm sẽ là 2.920 tỷ đồng, đáp ứng 74% nhu cầu. Ngoài ra Bộ Tài Chính cũng dự kiến bố trí 4 tỷ đồng kinh phí quản lý năm 2007 cho một số tỉnh. Với nguồn ngân sách bố trí năm 2006-2007 sẽ đảm bảo cho các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ của chương trình.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B><EM>II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 134 Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG</EM></B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>2.1. Việc xây dựng Đề án Quyết định 134 và tổ chức triển khai thực hiện</B>.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã cụ thể hóa hướng dẫn đến các cấp huyện, xã tiến hành khảo sát điều tra, đánh giá nhu cầu theo từng nội dung cụ thể. Nhìn chung, việc bình xét được tiến hành cơ bản là công khai, dân chủ từ cơ sở với sự tham gia của Mặt trận và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, tiến hành các bước họp thẩm định, hoàn thiện đề án và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó cũng còn địa phương chưa thực hiện nghiêm túc quy trình hướng dẫn.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Do yêu cầu gấp về thời gian và tính phức tạp của nội dung chính sách nên đề án của các địa phương lập giai đoạn đầu nhìn chung chưa thật đầy đủ và chuẩn xác, thời gian chậm, tổng như cầu vốn rất cao, một số tỉnh đề án làm lại nhiều lần. Có tỉnh thực hiện sớm và nghiêm túc như Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam. Bên cạnh đó cũng có địa phương mới hoàn thành đề án vào tháng 1/2006 như Tây Ninh, Bạc Liêu, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.v.v. Cá biệt có những tỉnh không chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Đến tháng 5/2006, cả nước đã có 53 tỉnh xây dựng xong đề án, có cả đề án điều chỉnh. Việc tiến hành rà soát đề án được tiến hành cả ở Trung ương và địa phương và qua nhiều bước, kết quả tổng hợp như sau: Tổng số hộ trong diện đối tượng 134 là 475.408 hộ (giảm 63.146 hộ so với đề án ban đầu). Trong đó:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; -&nbsp; Số hộ cần hỗ trợ nhà ở 333.313 hộ (giảm 28.789 hộ),<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; -&nbsp; Đất ở: 83.984 hộ - 1.884 ha (giảm 14.404 hộ - 1.312 ha),<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; -&nbsp; Đất sản xuất: 237.616 hộ - 75.535 ha (giảm 16.288 hộ - 31.586 ha),<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; -&nbsp; Nước sinh hoạt phân tán: 280.944 hộ (giảm 32.611 hộ),<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; -&nbsp; Công trình nước tập trung: 7.398 công trình (giảm 6.009 Ct),</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Về nhu cầu vốn Trung ương: khoảng 3.927 tỷ đồng (giảm 3.021 tỷ đồng). Trong đó: Về nhà ở gần 1.656 tỷ đồng, về đất ở hơn 13 tỷ đồng, đất sản xuất: hơn 451 tỷ đồng, về nước sinh hoạt phân tán hơn 107 tỷ đồng, về nước sinh hoạt tập trung hơn 1.742 tỷ đồng.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Đây là con số tương đối chính xác phản ánh nhu cầu thực tế của các địa phương và đã giảm đáng kể so với các đề án được lập ban đầu. Việc giảm nhu cầu vốn hỗ trợ từ Trung ương chủ yếu do việc xác định lại diện đối tượng thụ hưởng chính sách, tính lại đơn giá hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, giảm số lượng các công trình nước tập trung không sát thực tế.v.v.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>2.2.Những kết quả đạt được</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Một số tỉnh đã tích cực triển khai, chủ động vận dụng nhiều giải pháp tích cực, phù hợp với tình hình cụ thế của địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở . Tỉnh Thừa Thiên Huế bố trí ngân sách tỉnh 10 triệu/nhà, Vĩnh Phúc 7 triệu&nbsp; đồng/nhà, Quảng Nam cho phép khai thác hỗ trợ 10m3 gỗ/nhà.v.v. Nhiều địa phương đã huy động được nguồn lực cộng đồng, dòng họ hỗ trợ làm nhà, san nhượng đất ở, đất sản xuất. Tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về việc giải quyết đất cho hộ đồng bào dân tộc định mức 1 ha/hộ.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Theo số liệu tổng hợp số liệu của 51 tỉnh, kết quả thực hiện đến tháng 6/2006 và dự kiến 2 năm như sau (tỷ lệ hoàn thành tính theo tổng nhu cầu vốn mới được xác định):</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; +&nbsp; Về nhà ở: 150.007 nhà - đạt 45%, kinh phí 691 tỷ đồng - đạt 42%. Dự kiến hai năm 178.269 nhà - đạt 53%, kinh phí hơn 820 tỷ đồng - đạt 51%.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;+&nbsp; Nước sinh hoạt phân tán: 52.805 hộ - đạt 19%, kinh phí 41 tỷ - 38%. Dự kiến hai năm 89.594 hộ - đạt 33%, kinh phí hơn 49 tỷ - 46%.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;+&nbsp; Nước sinh hoạt tập trung: 1.652 công trình - đạt 20%, kinh phí 222 tỷ - 13%. Dự kiến hai năm 3.812 công trình - đạt 52% (chủ yếu là giếng), kinh phí 389 tỷ - 22%.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; +&nbsp; Đất ở: 6.210 hộ - đạt 7%, diện tích: 404 ha -21%, kinh phí 1,4 tỷ - 9%. Dự kiến hai năm 14.340 hộ - 17%, diện tích 621 ha - 33%, kinh phí 28 tỷ - 27%.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;+&nbsp; Đất sản xuất: 33.615 hộ - 14%, diện tích 14.175 ha - 17%, kinh phí gần 43 tỷ - 9%. Dự kiến hai năm 48.438 hộ - 20%, diện tích 21.036 ha - 26%, kinh phí hơn 73 tỷ - 16%.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Nhà ở là mục tiêu ưu tiên của nhiều địa phương, tỷ lệ hoàn thành cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng là 82%, sau là Tây Nguyên 78%, thấp nhất là Đông Nam Bộ 39%. Một số tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch hỗ trợ như: Đắk Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Qua kiểm tra cho thấy quy mô và chất lượng nhà ở tương đối chắc chắn, phù hợp điều kiện đời sống thực tế tại địa phương, đảm bảo 3 cùng: khung, mái và nền, một số nơi là phần bao. Diện tích mỗi căn nhà tối thiểu từ 20m2 trở lên (nhà xây ở Ninh Thuận), 35m2 (nhà tôn, vách lá ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long), hoặc 45 - 50 m2 (nhà sàn, nhà xây ở phía Bắc). Nhà ở được đánh giá tốt hơn cả về diện tích và chất lượng là ở các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, Cao Bằng.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Việc giải quyết đất sản xuất, đất ở mới được thực hiện chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (với tỷ lệ hoàn thành dự kiến về đất sản xuất là 49% số hộ, 40 % về diện tích; về đất ở là 59% số hộ); Khu vực các tỉnh Đông Bắc (đạt 39% số hộ, 78% diện tích, về đất ở là 20% số hộ) và một số tỉnh như: Phú Yên, Bình Thuận.v.v. là gắn với việc di dãn dân, bố trí đất, nhà trong khu dân cư mới và khai hoang ruộng bậc thang.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Công trình nước tập trung chưa xây dựng được nhiều, tập trung ở một số tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng và Bình Thuận. Về nước sinh hoạt phân tán các tỉnh làm có kết quả tốt là Bắc Giang, Đắk Lắk, Trà Vinh.v.v. Đối với một số tỉnh vùng cao núi đá khó khăn như Hà Giang, Sơn La đã giải quyết hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ để xây bể chứa nước. Việc thực hiện QĐ 134, đã góp phần làm tăng tỷ lệ hộ dùng nước sạch ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đạt tới 80 - 85%, cao nhất cả nước.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Đắk Nông là tỉnh đầu tiên gần như đã hoàn thành các mục tiêu hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và một phần về nước sạch. Nhiều địa phương đã chủ động kế hoạch, huy động và tạm ứng các nguồn vốn khác nhau để triển khai nhằm sớm hoàn thành mục tiêu như: Gia Lai, Trà Vinh, Bạc Liêu.v.v.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B><EM>III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIÊN QUYẾT ĐỊNH 134</EM></B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><B>3.1. Ưu điểm:</B></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp; -&nbsp; Quyết định 134 là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số và là chính sách đầu tư trực tiếp tới hộ nghèo. Với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp từ Trung ương tới địa phương, qua gần hai năm thực hiện Quyết định 134, đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã được cải thiện từng bước, nhất là về điều kiện nhà ở và nước sinh hoạt, một số nơi cả đất ở và đất sản xuất.<BR>&nbsp;&nbsp;- Việc thực hiện QĐ 134 cũng tạo nên khí thế mới trong tinh thần của nhân dân ở các vùng nông thôn, xây dựng cuộc sống mới, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giúp đỡ, tương thân, tương ái trong cộng đồng; thúc đẩy việc thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở. Đồng bào các dân tộc phấn khởi và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia trực tiếp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính mình.<BR>&nbsp; -&nbsp; Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương hết sức nỗ lực và phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo và ban hành chính sách, hướng dẫn các địa phương thực hiện cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc tại địa phương.<BR>&nbsp; -&nbsp; Các cấp ủy Đảng, chính quyền nhiều địa phương xác định rõ mục tiêu chính trị quan trọng của Quyết định 134 đã tập trung nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc sát sao, cụ thể.<BR>&nbsp; -&nbsp; Mặc dù có những khó khăn, lúng túng bước đầu nhưng đến nay hoạt động của chương trình đã tương đối đi vào nề nếp, có hiệu quả. Các địa phương đã cụ thể hóa các chính sách vận dụng phù hợp vào tình hình thực tế, chủ động được kế hoạch và tổ chức thực hiện được tốt.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>3.2.Một số tồn tại và nguyên nhân</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp; -&nbsp; Công tác xây dựng đề án ở các địa phương nhìn chung là chậm, thông tin ban đầu chưa thực hiện chính xác. Công tác điều tra, phân loại hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện thụ hưởng theo Quyết định 134 chưa được hiểu đúng và thống nhất giữa các cấp, dẫn đến hiện tượng phát sinh thêm số hộ thụ hưởng chính sách (Sóc Trăng đưa vào diện 134 theo chuẩn nghèo mới, Thanh Hóa phát sinh 3.774 hộ, Gia Lai 4.331 hộ). Có tỉnh căn cứ theo nguồn vốn được cấp, thông báo kế hoạch phân bổ mới tiến hành bình xét các hộ, chưa thực hiện quy trình như đã hướng dẫn làm cơ sở xác định nhu cầu.<BR>&nbsp; -&nbsp; Kết quả thực hiện đạt thấp ở tất cả các mục tiêu, nhất là vấn đề giải quyết đất sản xuất và nước sinh hoạt. Nguyên nhân chung là do tính phức tạp của nội dung chính sách và đối tượng thực hiện, bên cạnh đó là sức ép yêu cầu thực hiện về mặt thời gian quá ngắn.<BR>&nbsp; -&nbsp; Nội dung hỗ trợ đất sản xuất, hiện nay các địa phương triển khai chậm, trong đó chủ yếu là do thiếu quỹ đất. Phần thực hiện được là từ khai hoang phần quỹ đất còn lại của địa phương. Phần diện tích phải sắp xếp hoặc mua lại thì giá đền bù hay mua lại cao hơn mức hỗ trợ từ ngân sách. Công tác thu hồi đất của các nông, lâm trường gặp nhiều khó khăn do việc định giá vườn cây theo Quyết định 146/TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ chưa áp dụng được nên chưa có cơ sở thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo nhưng kết quả chưa được nhiều.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Đối với các địa phương thiếu quỹ đất, vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng các giải pháp thay thế chính sách hỗ trợ đất, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Mặt khác ở một số nơi, nhu cầu đất sản xuất chưa thực sự bức xúc do mức độ thiếu diện tích không nghiêm trọng, cơ bản là thiếu đất sản xuất nông nghiệp có chất lượng tốt và điều kiện thuận lợi để canh tác.<BR>&nbsp;<BR>&nbsp;-&nbsp; Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho các địa phương trong hai năm 2005 - 2006 để thực hiện Quyết định 134 còn thấp so với nhu cầu thực tế. Một số địa phương còn có khó khăn trong việc cân đối 20% nguồn đối ứng địa phương và bố trí nguồn kinh phí quản lý của các Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 134. Bên cạnh một số địa phương thực hiện tốt lồng ghép các chương trình trên địa bàn, vẫn còn những nơi chưa làm tốt việc lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực cộng đồng và xã hội.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;-&nbsp; Một số tỉnh quy định thủ tục tài chính rườm rà và cấp vốn cho cấp huyện, xã chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai (như Lạng Sơn). Cá biệt có tỉnh thực hiện sai chính sách (Tỉnh Lai Châu chỉ cấp cho hộ nghèo từ 2 - 3 triệu đồng/hộ để hỗ trợ tấm lợp). Nhiều địa phương không bố trí hoặc rất ít kinh phí quản lý nên công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra gặp nhiều khó khăn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;-&nbsp; Do chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa chính trị - xã hội của Quyết định 134, vẫn còn có cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quán triệt đầy đủ các nội dung của chính sách và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền có nơi làm chưa tốt nên người dân không hiểu rõ đối tượng được thụ hưởng chính sách Quyết định 134, chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước và phương châm: "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ". Việc tham gia của Mặt trận và các đoàn thể, cộng đồng còn hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng thực hiện.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;-&nbsp; Về tổ chức thực hiện, các tỉnh đều thành lập ban chỉ đạo các cấp, nhưng thực tế là thiếu cán bộ, kiêm nhiệm, khối lượng công việc nhiều, địa bàn dàn trải... đã ảnh hưởng đến kết quả. Sự chỉ đạo và phối hợp thực hiện giữa các cấp tỉnh, huyện, xã và ban ngành ở một số địa phương chưa thật chặt chẽ, sát sao, quyết liệt, công việc chủ yếu tập trung cho cấp huyện thực hiện. Đây là một khâu còn yếu, nhất là các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;-&nbsp; Chế độ thông tin báo cáo ở các cấp chưa được kịp thời và đầy đủ làm khó khăn cho công tác chỉ đạo, quản lý, nhất là cấp TW. Đến thời điểm 15/8 mới có 45/51 tỉnh gửi báo cáo về cơ quan thường trực, đặc biệt tỉnh Tây Ninh không hề thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;-&nbsp; Về chính sách: trong Quyết định 134 và Thông tư hướng dẫn 819 vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng làm cho việc thực hiện không thống nhất ở các địa phương như: Quy định về thời điểm xác định đối tượng hộ thụ hưởng chính sách; Diện quy định xây dựng công trình nước tập trung quá rộng; Xử lý việc áp dụng thực hiện Quyết định 134 và 132; Không quy định rõ yêu cầu thẩm định ở các tỉnh cũng như thẩm tra đề án ở cấp Trung ương, định mức hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán thấp (300 ngàn đồng/hộ), hỗ trợ đất ở và đất sản xuất 5 triệu đồng/ha không có tính khả thi đối với nhiều địa phương.v.v.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đối với các địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp; Chính sách đất cho đồng bào Khmer khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chưa được ban hành; Quyết định 146/QĐ - TTg về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vẫn đang trong quá trình sửa đổi.v.v. cũng đã ảnh hưởng đến việc thực hiện ở các địa phương.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG>3.3. Đánh giá hiệu quả và khả năng hoàn thành các mục tiêu của QĐ 134.</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp; -&nbsp; Quyết định 134 là một chính sách đúng đắn và kịp thời nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, trực tiếp đối với các hộ nghèo. Chính sách có tác động hiệu quả to lớn về nhiều mặt, không nhữung trên phương diện kinh tế, xã hội và cả chính trị và an ninh. Việc thực hiện chính sách ở các địa phương vừa qua đã cơ bản đảm bảo mục tiêu và đối tượng, nguyên tắc công khai, dân chủ và không lãng phí, thất thoát.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp; -&nbsp; Từ kết quả 2 năm vừa qua và nguồn lực bổ sung trong năm 2007, các tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở, gắn với đất ở, một phần nước sinh hoạt, và đất sản xuất. Phần còn lại trên cơ sở sửa đổi chính sách bổ sung, sử dụng phối hợp tốt các nguồn lực và ngân sách tiếp theo 2008, sẽ tiếp tục được giải quyết để hoàn thành các mục tiêu đề ra.</FONT></P>
<P align=center><FONT face=Arial size=2><STRONG>B - PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 134 TRONG 2 NĂM 2007 - 2008</STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2><STRONG><EM>I. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN QĐ 134 TRONG THỜI GIAN TỚI:</EM></STRONG></FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Quyết định số 134/2004/QĐ - TTg nhằm thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Việc thực hiện tốt các chính sách trên có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp đồng bào có điều kiện sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống, sớm thoát nghèo, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, trật tự xã hội tại các vùng miền trong cả nước.<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<BR>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trong 2 năm tới (2006 - 2008), các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định 134 trên cơ sở đảm bảo đối tượng được hưởng thụ chính sách theo đúng các tiêu chí của các văn bản hướng dẫn và tính dân chủ công khai; Chủ động có những giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sự đóng góp của cộng đồng, các tổ chức xã hội, động viên sức mạnh toàn xã hội thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị này.<BR><BR><B><EM>II.MỤC TIÊU THỰC HIỆN QĐ 134 ĐẾN NĂM 2008:<BR></EM></B><BR>1. Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Lồng ghép với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn để hoàn thành việc xây dựng các công trình nước công cộng, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Hoàn thành việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào nghèo với các hình thức hỗ trợ phù hợp như: hỗ trợ trực tiếp bằng đất, hỗ trợ chăn nuôi, cây trồng, dạy nghề, xuất khẩu lao động...<BR><BR><B><EM>III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:<BR></EM></B><BR>Để thực hiện có hiệu quả Quyết ĐỊnh 134 trong 2 năm tới, Ủy ban Dân tộc xin đề xuất một số giải pháp thực hiện như sau:</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>1. Các Bộ ngành Trung ương rà soát lại các chính sách hướng dẫn thực hiện Quyết định 134, kịp thời xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp, đặc biệt là các chính sách về giải pháp hỗ trợ thay thế đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>2. Các địa phương tiến hành rà soát, thống kê lại các đối tượng được thụ hưởng Quyết định 134, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng các giải pháp hỗ trợ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, không có đất sản xuất.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc tham gia cùng Nhà nước thực hiện chính sách có hiệu quả; chủ động, sáng tạo tìm ra các giải pháp huy động nguồn lực trong cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các nhà tài trợ... giúp đỡ ủng hộ đồng bào nghèo.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>4. Trong quá trình triển khai cần xây dựng phương án lồng ghép các Chương trình, mục tiêu trên địa bàn như Chương trình 135, định canh, định cư, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, xây dựng khu kinh tế mới và các Chương trình khác, đảm bảo tính đồng bộ và bền vững.</FONT></P>
<P align=justify><FONT face=Arial size=2>&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trên đây là đánh giá 2 năm tình hình thực hiện Quyết định 134 và những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo triển khai trong thời gian tới. Cùng với sự quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, sự tự lực, tự cường, ý chí không ngừng vươn lên của đồng bào các dân tộc, và nguồn lực mới sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thành công chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. /.&nbsp;</FONT></P>
<P align=right><FONT face=Arial size=2><BR><B>ỦY BAN DÂN TỘC</B></FONT></P>

Cổng thông tin hoạt động theo giấy phép số: 58/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/05/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc

Thông tin liên hệ: Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc. Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 37349540/ 080 44695.

Fax: 04 38231122. Email: banbientap@cema.gov.vn

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc" hoặc "www.ubdt.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.